Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»1»Bài 4: Trong lòng mẹ (trích Những ngày t...

Bài 4: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu)

Nội dung bài Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) văn 8 bộ SGK bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Đọc hiểu chung

1. Tác giả: Nguyên Hồng

bai-4-trong-long-me-trich-nhung-ngay-tho-au

- Quê quán: sinh ra ở Nam Định nhưng sống chủ yếu ở Hải Phòng

- Cuộc đời: sống gần gũi với người lao động, hiểu và thông cảm với họ

- Sự nghiệp văn chương: Là cây bút đặc sắc và độc đáo của VHVN hiện đại, nhà văn của phụ nữ, nhi đồng và những người cùng khổ.

- Tác phẩm chính: Bỉ Vỏ, Những ngày thơ ấu, Cửa Biển, Tập thơ “Trời xanh” và nhiều tập truyện ngắn khác.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích từ chương IV hồi kí Những ngày thơ ấu, đăng báo 1938, in sách 1940.

- Thể loại: Hồi kí (là những văn bản văn xuôi tự sự, kể về những sự kiện, sự việc gây ấn tượng mạnh, có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia, chứng kiến)

- Phương thức biểu đạt: PTBĐ chính tự sự, PTBĐ kết hợp miêu tả, biểu cảm

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

- Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến “hỏi đến chứ?”): Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng.

+ Phần 2 (Còn lại): Niềm hạnh phúc vô bờ của chú bé Hồng khi được gặp mẹ.

- Tóm tắt: Chú bé Hồng sinh ra và lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc: Người cha nghiện ngập rồi mất, người mẹ phải tha hương cầu thực. Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Gần đến ngày giỗ cha, bà cô hỏi thăm Hồng, nói ngọt, muốn mua vé cho Hồng vào thăm mẹ. Nhưng, nhận ra sự giả dối, cay độc của người cô, Hồng từ chối. Cậu luôn tin tưởng, thông cảm cho mẹ, ghét những cổ tục đã đày đọa mẹ. Chiều hôm giỗ cha, khi vừa tan học, Hồng thoáng thấy bóng người giống mẹ, liền gọi to, đuổi theo. Khi người mẹ quay lại, Hồng chạy đến sà vào lòng mẹ, òa khóc, cảm thấy hạnh phúc, quên hết những lời người cô nói.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh chú bé Hồng

- Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu.

- 12 tuổi mồ côi cha;  mẹ cùng túng phải đi tha hương cầu thực.

-  Sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng

Hoàn cảnh đáng thương, tuổi thơ bất hạnh

2. Nhân vật người cô

- Vẻ mặt: khi cười rất “kịch”, tươi cười, tỏ sự ngậm ngùi thương xót.

- Giọng nói: vẫn ngọt, ngân dài thật ngọt, thật rõ, đổi giọng, chập chừng.

- Hành động: cười hỏi, vỗ vai cười...

- Ánh mắt: long lanh, chằm chặp.

- Lời nói: Mợ mày phát tài lắm... Vào mà bắt mợ mày may vá và thăm em bé...

→ Con người lạnh lùng, giả dối, nham hiểm, độc ác; hiện thân cho những tư tưởng lạc hậu trong xã hội cũ

3. Nhân vật Hồng

a. Lúc nói chuyện với người cô

- Toan trả lời “có” -  nhận ra những ý nghĩa cay độc -  cúi đầu không đáp.

- “Nhưng đời nào ... xâm phạm đến” -  cười đáp lại:“Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”  Nhạy cảm, thông minh, tin yêu mẹ

- Im lặng cúi đầu xuống đất, lòng càng thắt lại, khoé mắt đã cay cay  Tủi thân

“Nước mắt ròng ròng rớt xuống -> chan hoà đầm đìa ở…, hai tiếng “em bé” xoắn chặt lấy tâm can.”  Hồng thương mẹ và căm tức những thành kiến tàn ác

- cười dài trong tiếng khóc -> nghẹn ứ khóc không ra tiếng, “Giá những cổ tục... như hòn đá...quyết vồ, cắn, nhai, nghiến ... Đau đớn, phẫn uất cực điểm

Hiểu, cảm thông và yêu thương mãnh liệt, tin tưởng mẹ tuyệt đối.

b. Lúc gặp mẹ

  • Thoáng nhìn: liền đuổi theo, gọi (vừa mừng vừa lo sợ)
  • Gặp mẹ: ríu chân, òa khóc nức nở, nhận thấy mẹ đẹp, cảm thấy ấm áp...

Niềm vui, hạnh phúc khi được gặp mẹ.

III. Tổng kết

1. Chất trữ tình

- Tình huống và nội dung câu chuyện.

- Dòng cảm xúc phong phú của Hồng: tủi nhục, căm hận, quyết liệt, yêu thương, vui sướng...

- Cách thể hiện của tác giả ( kể+ biểu cảm, lời văn, hình ảnh so sánh )

2. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

- Ông viết nhiều tác phẩm về phụ nữ và nhi đồng.

- Ông thấu hiểu nỗi cơ cực, tủi nhục đồng thời yêu thương, nâng niu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của họ.

3. Nghệ thuật

- Mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực, ngôn ngữ giàu chất trữ tình.

- Kể + miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả.

- Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật.

4. Nội dung

Kể lại chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy báng của nhà văn thời thơ ấu đối với  người mẹ bất hạnh.


Giáo viên biên soạn: Tô Thị Thúy Hằng

Đơn vị: TRUNG TÂM ĐỨC TRÍ

Tác giả: Tô Thị Thúy Hằng

Bài 3: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Bài 5: Trường từ vựng