Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 8»1»Bài 13: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã...

Bài 13: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Nội dung bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội môn Văn 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Từ ngữ địa phương

Quan sát các từ in đậm trong đoạn trích SGK trang 56

  • bắp, bẹ = ngô à Từ đồng nghĩa
  • bắp: từ dùng ở miền Nam
  • bẹ: từ dùng ở miền núi phía Bắc

=> Từ địa phương

  • Ngô: từ phổ biến toàn dân =>  Từ toàn dân

Ghi nhớ

Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

II. Biệt ngữ xã hội

Quan sát các từ in đậm trong đoạn trích SGK trang 57

a.

  • mẹ: từ dùng khi miêu tả những suy nghĩ của nhân vật.
  • mợ: từ xưng hô

=> Từ mợ thường được dùng trong tầng lớp xã hội trung lưu trước CMT8

b,

  • ngỗng: điểm 2
  • trúng tủ: kiểm tra đúng phần đã học

=>  tầng lớp học sinh, sinh viên thường sử dụng

=> Biệt ngữ xã hội 

Ghi nhớ

Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

III. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý không nên quá lạm dụng vì không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được.

2. Trong văn thơ, các tác giả vẫn dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì chúng có thể làm tăng hiệu quả biểu đạt, tạo chất riêng, đặc sắc cho tác phẩm.


Giáo viên biên soạn: Tô Thị Thúy Hằng

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tô Thị Thúy Hằng

Bài 12: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Bài 14: Tóm tắt văn bản tự sự