Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 10: Các Phương Châm Hội Thoại (Tiếp ...

Bài 10: Các Phương Châm Hội Thoại (Tiếp Theo 2)

Lý thuyết bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2) môn Văn 9 bộ SGK. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

Nếu xét trong điều kiện bình thường, câu hỏi có tuân thủ phương châm lịch sự. Vì nó thể hiện sự quan tâm của anh ta đến người đốn củi

 Tuy nhiên, xét trên tình huống này thì nhân vật chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự. Vì câu hỏi dùng không đúng lúc đúng chỗ. (Vì người được hỏi đang ở trong tình thế không thuận lợi: trên cao phải trèo xuống để trả lời anh ta). Trong trường hợp này lại gây phiền hà, chỉ khiến người đối thoại bực tức.

-> Bài học:  Khi giao tiếp không những phải tuân thủ PCHT mà còn phải chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Khi  nào? ở đâu? Nói để làm gì?

II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

1. Trong 5 phương châm hội thoại đó học, chỉ có tình huống đã học về phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại, các tình huống ở các ví dụ khác không tuân thủ.

2. Câu trả lời không đáp ứng được yêu cầu của người hỏi. Phương châm về lượng đã không được tuân thủ.

Vì: Ba không biết chiếc máy bay ấy chế tạo vào năm nào. Mà trong phương châm về chất đã nêu quy định: không nên nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực.

3. Bác sĩ có thể không tuân thủ phương châm về chất vì để nhằm động viên bệnh nhân để cho bệnh nhân yên tâm, lạc quan chữa bệnh.

=> Không tuân thủ phương châm hội thoại vì một mục đích khác quan trọng hơn

Những tình huống khác:

  • Khi H.S học yếu thầy không nói thẳng trình độ học lực mà động viên nói: "cần cố gắng".
  • Các chiến sĩ hoạt động trong lòng địch không thể nói thực với địch về tình hình mình.
  •  Khi nhận xét về tính tình, hình thức, tuổi tác của người đối thoại...

4. Khi nói “ Tiền bạc chỉ là tiền bạc” không tuân thủ phương châm về lượng ( không thêm thông tin nào) nhưng muốn người nghe chú ý hơn về quan niệm tiền bạc. Tiền bạc chỉ là phương tiện sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Ngoài tiền bạc, phương tiện duy trì cuộc sống, con người cũng có những mối quan hệ tình cảm thiêng liêng tốt đẹp như: tình yêu, tình bạn, tình đồng chí, tình thầy-trò...


 Biên soạn: Tống Thị Xuyến

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tống Thị Xuyến

Bài 8: Luyện Tập Sử Dụng Yếu Tố Miêu Tả Trong Văn Bản Thuyết Minh
Bài 11: Xưng Hô Trong Hội Thoại