Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 14: Cách Dẫn Trực Tiếp Và Cách Dẫn G...

Bài 14: Cách Dẫn Trực Tiếp Và Cách Dẫn Gián Tiếp

Lý thuyết bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp môn Văn 9 bộ SGK. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Cách dẫn trực tiếp

1. Trong đoạn trích ( a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với phần trước bằng những dấu hiệu nào?

  • Bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật anh thanh niên

⇒ vì trước đó có từ nói trong phần lời của người dẫn được tách khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

  • Ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu (:) và dấu ( "")

2. Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với phần trước bằng những dấu hiệu nào?

- Phần in đậm là ý nghĩ của nhân vật hoạ sĩ :…“Khách tới bất ngờ…chẳng hạn.”

⇒ Trước đó có từ nghĩ, dấu hiệu tách là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

3. Có thể thay đổi vị trí của các bộ phận không?Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?

  • Có thể đổi vị trí cho nhau, giữa hai bộ phận ấy được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang.

2. Cách dẫn gián tiếp

1. Trong đoạn trích ( a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?

  • Phần in đậm là lời nói – lời khuyên của lão Hạc với con trai – từ khuyên nằm ở phần lời người dẫn.
  • Dấu hiệu ngăn cách không có.

2. Trong đoạn trích ( b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay thế từ đó bằng từ gì?

  • Phần in đậm là ý nghĩ vì trước đó có từ hiểu, trong lời của người dẫn ở phía trước giữa ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn có từ ‘rằng’.
  • Có thể thay bằng từ  là 
  • Không có dấu hiệu ngăn cách.

Biên soạn: Tống Thị Xuyến

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tống Thị Xuyến

Bài 13: Chuyện Người Con Gái Nam Xương (trích Truyền Kì Mạn Lục)
Bài 15: Sự Phát Triển Của Từ Vựng