Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 52: Đối Thoại, Độc Thoại Và Độc Thoạ...

Bài 52: Đối Thoại, Độc Thoại Và Độc Thoại Nội Tâm Trong Văn Bản Tự Sự

Lý thuyết bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự môn Văn 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

1. Xét ví dụ: (SGK)

a.

Có ít nhất là hai ngư­ời phụ nữ tản cư­ đang nói chuyện vơi nhau.

Dấu hiệu: có hai l­ượt lời qua lại.

  • L­ợt 1.
  • L­ợt 2.

Trư­ớc mỗi l­ượt lời đều có xuống dòng, gạch đầu dòng. -> đối thoại.

b.

Hà, nắng gớm, về nào..

-> Không phải là đối thoại.

  • Nội dung không hư­ớng tới một ng­ười nói chuyện cụ thể nào.
  • Không liên quan đến chủ đề mà hai ng­ười đàn bà tản cư­ đang trao đổi.
  • Câu nói to đó chẳng có ai đáp lại.

-> độc thoại ( mình nói cho mình nghe)

VD: câu cuối.

c.

... Chúng nó... tuổi đầu...

  • Câu nói của ông Hai nói với chính mình.
  • Những câu này không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ, tình cảm của ông Hai. Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt, đớn đau của ông Hai trong những phút giây nghe làng chợ Dầu của ông theo giặc. Vì không thốt thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng.

-> độc thoại nội tâm.

Tác dụng:

Các hình thức đối thoại, độc thoại tạo cho câu chuyện có không khí như­ là cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những ng­ười tản cư­ đối với dân làng chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật.

Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm đã giúp nhà văn khắc hoạ đ­ược sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu- cái làng ông luôn lấy làm tự hào và hãnh diện- của ông theo giặc, nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động.

2. Kết luận:

(Ghi nhớ SGK)

II. Luyện tập

Bài tập 1

Nhân vật bà Hai có ba l­ượt lời

Nhân vật ông Hai có 2 lư­ợt lời

Nhận xét:

  • Ông Hai bỏ l­ượt lời phải đáp lại bà Hai ở phần 1, thể hiện tâm trạng chán chư­ờng đến mức không muốn nói cái chuyện đang làm ông đau lòng ấy nữa.
  • L­ượt lời 2 và 3, ông Hai đều trả lời cộc lốc thể hiện sự miễn c­ưỡng, bất đắc dĩ của ông Hai khi buộc phải trả lời bà (…)

-> Cuộc đối thoại làm nổi bật tâm trạng chán ch­ường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe làng mình theo Việt gian.

Bài tập 2

Tham Khảo:

Tôi vừa phải nằm viện một tuần vì bị ốm. Hôm nay là ngày tôi được ra viện. Trên đường về nhà, xen với nỗi vui mừng là nỗi lo. Lo vì không biết phải xoay sở sao để bù đắp bài vở trong những ngày qua. Tôi vừa bước vào nhà thì bé Hoa, em tôi, nhảy cẫng ra và bi bô :

- Anh H.. ơi! Có chị nào nho nhỏ, chị nói với bố là bạn của anh. Ngày nào chị ấy cũng đến lấy vở về chép bài cho anh. Chị ấy còn cho em kẹo nữa cơ đấy!

- Ừ.

Rồi không kịp nhìn những viên kẹo trên tay em, tôi lao ngay vào phòng học. Tay tôi run run giở vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái M…? Có phải là M.. không nhỉ? Thôi đúng M… rồi. Tôi lặng đi. Chính M… đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua. Vậy mà đã có lúc tôi nghĩ xấu về nó. Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

- M.. ơi! Cảm ơn bạn nhé!


 Biên soạn: Nguyễn Duy Tuấn

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 50: Làng (trích)
Bài 53: Luyện Nói: Tự Sự Kết Hợp Với Nghị Luận Và Miêu Tả Nội Tâm