Table of Contents
Chúng ta đều biết văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. Vì vậy, trong quá trình tạo lập văn bản, làm thế nào đảm bảo được tính liên kết, mạch lạc của văn bản, bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em kiến thức đó.
I. Khái niệm liên kết
1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.?
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. Đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung của văn bản: Tiếng nói của văn nghệ.
2. Nội dung chính của các câu
(1): Tác phẩm nghệ thuật phản ánh hiện thực đời sống.
(2): Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ.
(3): Cái mới mẻ ấy là sự gửi gắm của người nghệ sĩ đóng góp vào đời sống.
Những nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn: cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ. Đây là liên kết chủ đề trong văn bản.
Trình tự các ý hợp lôgic để triển khai chủ đề của đoạn theo cách câu sau nối tiếp ý của câu trước. Đây là liên kết lô-gic.
Như vậy, về nội dung các câu trong một đoạn văn cũng như các đoạn trong bài văn phải liên kết chặt chẽ với nhau.
3. Mối quan hệ giữa nội dung của các câu trong đoạn văn:
- Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm (phép lặp từ ngữ)
- Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ (phép liên tưởng)
- Dùng từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu đứng trước thay thế:” những vật liệu mượn ở thực tại = cái đã có rồi” (phép đồng nghĩa)
- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước : “nghệ sĩ = anh” (phép thế)
- Dùng quan hệ từ: “nhưng” (phép nối)
Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính.
II. Hệ thống nội dung bài học
Hệ thống bài học
Giáo viên biên soạn: Trần Kim Thanh
Đơn vị: Trường TH- THCS- THPT Lê Thánh Tông