Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 41: Nghị Luận Trong Văn Bản Tự Sự

Bài 41: Nghị Luận Trong Văn Bản Tự Sự

Lý thuyết bài Nghị luận trong văn bản tự sự môn Văn 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Khái niệm nghị luận

Bảng so sánh

Miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh

Nghị luận

- Dùng hình ảnh, cảm xúc để tái hiện hiện thực.

- Các phương thức trên là cơ sở cho tư duy hình tượng ( tư duy nghệ thuật).

- Dùng lí lẽ logic để phán đoán nhằm làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm, tư tưởng nào đó.

- Cơ sở tư duy lí luận ( tư duy khoa học logic).

- Hệ thống luận điểm, luận cứ.

 II. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

1. Ví dụ (a).

Nhân vật ông giáo trong truyện “Lão Hạc”của Nam Cao- cuộc đối thoại ngầm của ông giáo - Đây là những suy nghĩ của nhân vật ông giáo,ông giáo đối thoại với chính mình rằng vợ mình không ác để chỉ buồn chữ không nỡ giận để đi đến kết luận ấy, ông giáo đã đưa ra những luận điểm (lập luận theo lô gic):  

Trình tự suy nghĩ:

Nêu vấn đề: Nếu không chịu đào sâu suy nghĩ để tìm hiểu bản chất con người mà chỉ xét các hiện tượng bề ngoài thì rất có ác cảm với con người: “Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ...không bao giờ ta thương”

Phát triển vấn đề: Vợ tôi ( ông giáo) không phải là người ác nhưng lại có những lời nói có vẻ ích kỉ và tàn nhẫn! Vì sao vậy? Thử lí giải xem:

  • Xuất phát từ một quy luật tự nhiên: Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau ( tức là chỉ nghĩ đến cái đau của bản thân - ích kỉ một cách hồn nhiên , tất yếu ).
  • Còng xuất phát từ một qui luật tự nhiên khác: Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa (tức là cảm thấy mình là người khổ nhất trên đời này nên dửng dưng, vô cảm với nỗi khổ của ngươì khác).

Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: Bản tính tốt của con người đã bị khuất lấp đằng sau những lời nói, hành động có vẻ ích kỉ, tàn nhẫn.

Kết thúc vấn đề:

  • Khi đã tự thuyết phục được mình, ông giáo " chỉ buồn chứ không nỡ giận"!
  • Trong nỗi buồn ấy vẫn bền bỉ một niềm tin và khả năng hướng thiện, hành thiện của con người.

Về hình thức: Đoạn văn trên chứa nhiều từ câu mang tính chất nghị luận. Đó là các câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng : nếu...thì, vì thế ... cho nên, sở dĩ...là vì, khi A... thì B. Các câu văn đều là câu khẳng định ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt những chân lí.

-> Tất cả phù hợp với tính cách ông giáo , một người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương người, luôn suy nghĩ, trăn trở trong cuộc sống cách nhìn đời, nhìn người.

2. Ví dụ (b).

Đoạn đối thoại Kiều - Hoạn Thư dưới hình thức nghị luận phù hợp với phiên tòa

Kiều quan tòa buộc tội: Lập luận của Kiều: Sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến:  Xưa nay đàn bà có mấy ngườ ghê gớm, cay nghiệt như mô, càng cay nghiệt lắm thì càng chuốc lấy oan trái.

Hoạn thư lập luận bằng 4 luận điểm (8 câu):

  • Tôi là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình (lẽ thường ). 2 câu đầu
  • Ngoài ra tôi còng đối xử rất tốt với cô ( Kể công).
    • Cho ra Quan Âm Các viết kinh.
    • Bỏ trốn không đuổi theo.
  • Tôi với cô cùng cảnh ngộ, chồng chung ai nhường cho ai?
    • Dù sao tôi còng trót gây đau khổ cho cô, nên chỉ nhờ vào sự bao dung độ lượng của cô (nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều)

=> Lí lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư đã đặt Kiều vào tình hống khó xử: Tha-> May đời; Không tha -> Người nhỏ nhen.

3. Kết luận

Nghị luận: người viết thường nêu lên cách nhận xét, phán đoán các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc (cả chính mình) về một vấn đề, một quan điểm, một tư tưởng nào đó.

Tác dụng: Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.

Tìm các dấu hiệu của nghị luận

  • Thường dùng câu khẳng định, câu có mệnh đề hô ứng: Nếu - thì, không những - mà còn, càng - càng, vì thế - cho nên...
  • Từ ngữ nghị luận: tại sao, thật vậy, đóng vậy, trước hết, sau cùng, nói chung, nói tóm lại...
  • Sử dụng từ và câu như thế để tăng tính triết lí cho văn bản tự sự để người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó.

III. Luyện tập

1. Bài tập 1

Lời kể và lời của ông giáo đối thoại với chính mình

Thuyết phục chính mình: vợ không ác để buồn chứ không nỡ giận.

2. Bài tập 2

Nhận xét lập luận của Hoạn Thư:

  • Nêu một lẽ thường: đàn bà hay ghen tuông
  • Kể công đối xử tốt với Kiều: cho viết kinh, cho trốn.
  • Đưa lập luận: chồng chung...
  • Nhận tội, đề cao Kiều mong được khoan dung.

3. Bài tập 3

Viết đoạn văn có sử dung yếu tố nghị luận

Nội dung về một buổi thảo luận trên lớp

Hôm qua là thứ sáu, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu lớp tôi tổ chức một buổi sinh hoạt vào cuối buổi chiều. Mục đích của buổi sinh hoạt là để tổng kết lại thành tích của lớp trong tháng vừa qua. Đến hạng mục “Anh hùng của tháng” – tôi đã thay mặt các bạn trong tổ đề cử bạn Nam – một thành viên của tổ. Tôi đã thuyết phục cả lớp bầu chọn cho Nam, vì bạn ấy là một người bạn rất tốt. Tôi đã chứng minh điều đó qua những dẫn chứng cụ thể. Nam là một học sinh có thành tích học tập tốt. Bạn thường xuyên giúp đỡ mọi người: giảng bài cho những bạn học kém trong lớp, tiết kiệm tiền ủng hộ cho trẻ em nghèo, ủng hộ sách vở cho các bạn em học sinh lớp dưới có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt nhất, trong suốt tháng vừa qua, chắn hẳn cả lớp không ai quên được hình ảnh bạn Nam cõng bạn Hoàng – bị gãy chân, đến trường học. Chính vì vậy, Nam quả thật là tấm gương về lòng tốt trong lớp học, xứng đáng với danh hiệu “anh hùng của tháng”.


Biên soạn: Nguyễn Duy Tuấn

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 40: Tổng Kết Về Từ Vựng (tiếp theo)
Bài 42: Đoàn Thuyền Đánh Cá