Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 55: Ôn Tập Phần Tiếng Việt

Bài 55: Ôn Tập Phần Tiếng Việt

Lý thuyết bài Ôn tập phần Tiếng Việt môn Văn 9 bộ SGK. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Các phương châm hội thoại

1. Ôn tập các phương châm hội thoại

P/ c về lượng

P/ c về chất

P/ c cách thức

P/ c quan hệ

P/c lịch sự

- Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng với yêu cầu giao tiếp không thừa không thiếu

- Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực

- Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn , rành mạch, tránh cách nói mơ hồ

- Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề

- Khi giao tiếp cần tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người  khác.

2. Ví dụ tình huống phương châm hội thoại không được tuân thủ 

Một số tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ:

Ví dụ 1: Trong giờ vật lí thầy giáo hỏi một HS đang nhìn ra cửa sổ:

-Thầy: Em hãy cho biết sóng là gì?

-Trò: Thưa thầy, sóng là một bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!

→ vi phạm PC quan hệ, lạc đề tài khác.(nội dung khác)

Ví dụ 2.

- Bác sĩ nói dối về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

→ Phương châm về chất có thể bị vi phạm ( vì mục đích nhân đạo)

II. Xưng hô trong hội thoại

1. Từ ngữ xưng hô và cách dùng

Từ ngữ xưng hô

a. Xưng hô bằng các đại từ.

b. Xưng hô bằng các từ ngữ khác

  • Danh từ chỉ quan hệ họ hàng, gia đình: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị…
  • Danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp: Thủ trưởng, trưởng phòng, nhân viên…
  • Các từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, ngài, anh, đồng chí...Danh từ chỉ tên riêng: Hoa, Lan…
  • Chỉ từ:  Đằng ấy, đây, đấy…

Ngôi trực tiếp

Số ít

Số nhiều

Ngôi thứ nhất(người nói)

Tôi, tao, tớ

Chúng tao, chúng tớ.

Ngôi thứ hai(người nghe)

Mày, mi, bạn...

Chúng mày, bọn mi...các bạn

Ngôi thứ ba(Người được nói đến)

Nó, hắn y, anh ấy, chị ấy…

Bọn nó, chúng nó, các anh ấy, các chị ấy...

Sử dụng từ ngữ xưng hô

Tuỳ từng đối tượng và tình huống giao tiếp mà sử dụng từ ngữ xưng hô cho phù hợp.

2. Phương châm xưng hô cơ bản trong TV

Xưng­ khiêm hô tôn: khi x­ưng hô cần khiêm như­ờng, khi gọi ngư­ời đối thoại cần tôn kính.

→ Thể hiện sự lịch sự

Ví dụ:

Từ xưng hô thời xưa

Từ xưng hô thời nay

- Bệ hạ: gọi vua, khi nói với vua tỏ ý tôn kính.

- hậu sinh: các nhà nho tự xưng mình.

- Bần tăng: nhà sư nghèo (tỏ ý khiêm tốn)

- Bần sĩ: kẻ học nghèo (tự xưng mình một cách khiêm tốn)

- quí ông, quí bà, quí cô, quí chị, quí vị… gọi tên người đối thoại một cách lịch sự.

 

3. Bài tập thảo luận

Vì từ ngữ x­ưng hô trong tiếng Việt rất phong phú. Để xưng hô, ngoài việc sử dụng các đại từ xưng hô còn dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, chỉ tên riêng, chức vụ, nghề nghiệp, ....

Mỗi ph­ương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao), và mối quan hệ giữa ngư­ời nói và người nghe (thân sơ hay khinh trọng). Hầu như­ không có từ ngữ trung hòa.

Vì thế nếu như không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống giao tiếp và quan hệ giao tiếp thì người tham gia giao tiếp sẽ không đạt hiệu quả.

Xưng hô thể hiện thái độ, tình cảm.

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

1. Phân biệt cách dẫn trực tiêp và cách dẫn gián tiếp

Cách dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn lời nói, ý nghĩ của ngư­ời khác, được đặt trong dấu ngoặc kép.

Cách dẫn gián tiếp: thuật lại lời nói, ý nghĩ của ngư­ời khác có sự điều chỉnh cho phù hợp, không được đặt trong dấu ngoặc kép

2. Bài tập

Thay đổi về từ xư­ng hô: Vua Quang Trung xưng “tôi”, Nguyễn Thiếp gọi vua là “chúa công”  khi chuyển lời dẫn gián tiếp, người kể gọi vua QT là nhà vua, vua Quang Trung

Sự thay đổi từ ngữ:

  • Từ xưng hô: “tôi”(ngôi 1) → nhà vua(ngôi3)
  • “chúa công” (ngôi 2) → vua Quang Trung(ngôi3)
  • Từ chỉ địa điểm:“đây” bị tỉnh lược.
  • Chỉ thời gian: bây giờ → bấy giờ.

Biên soạn: Tống Thị Xuyến

Số điện thoại: 0363 578 910

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tống Thị Xuyến

Bai 54: Lặng Lẽ Sa Pa (trích)
Bài 56: Viết Bài Tập Làm Văn Số 3 – Văn Tự Sự