Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 44: Tổng Kết Về Từ Vựng (tiếp theo)

Bài 44: Tổng Kết Về Từ Vựng (tiếp theo)

Lý thuyết bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) môn Văn 9 bộ SGK. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Từ tượng thanh và từ tượng hình

1. Khái niệm

Từ tượng hình : gợi tả hình ảnh, trạng tháii , dáng vẻ , đặc điểm , màu sắc..

VD: lom khom, nhấp nhô...

Từ tượng thanh : mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người

VD: lao xao , rào rào, ầm ầm...

2. Tên loài vật

Tên loài vật là từ tượng thanh: mèo, bò, tắc kè, vẹt, chích chòe….

3. Từ tượng hình

Một số từ tượng hình như: Lốm đốm, lê thờ, loáng thoáng, lồ lộ->  Hình ảnh đám mây cụ thể và sinh động hơn

II. Một số phép tu từ từ vựng

1. Khái niệm về phép tu từ từ vựng

Cách dùng từ ngữ gọt giũa, bóng bẩy, gợi cảm.

  • So sánh : Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng  sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt
  • Ẩn dụ : Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • Nhân hóa : Gọi hoặc tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi
  • Hóan dụ : Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi nhằm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt
  • Nói quá : Phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng..
  • Nói giảm nói tránh : Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ, thô tục
  • Điệp ngữ : Lặp lại từ ngữ , câu, để làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh
  • Chơi chữ : Lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm , hài hước…làm câu văn hấp dẫn thú vị

2. Bài 1

a. Ẩn dụ : Hoa, cánh chỉ Thuý Kiều. Cây, lá chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ

b. So sánh : Tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa

c. Nói quá : Hoa ghen liễu hờn, nghiêng nước nghiêng thành , sắc đành đòi một , tài đành hoạ hai -> ấn tượng về nhân vật tài sắc vẹn toàn

d. Nói quá : chỗ Thúy Kiều chép kinh rất gần phòng đọc sách của Thúc Sinh nhưng lại gấp mười quan san -> Sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều với Thúc Sinh

e. Chơi chữ : tài – tai

3. Bài 2

a. Điệp từ “ còn”.

Chơi chữ” say sưa”: say rượu và say cô bán rượu

→ Chàng trai bộc lộ tình cảm một cách kín đáo

b. Nói quá: Nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế của nghĩa quân Lam Sơn.

c. So sánh -> miêu tả sinh động âm thanh của tiếng suối và cánh rừng dưới đêm trăng

d. Nhân hóa: biến ánh trăng thành người bạn tri kỉ

e. Ẩn dụ: mặt trời ( 2) chỉ em bé trên lưng mẹ -> Sự gắn bó giữa mẹ và con


Biên soạn: Tống Thị Xuyến

Số điện thoại: 0363 578 910

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tống Thị Xuyến

Bài 43: Bếp Lửa (tự học có hướng dẫn)
Bài 45: Tập Làm Thơ Tám Chữ