Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 35: Tổng Kết Về Từ Vựng

Bài 35: Tổng Kết Về Từ Vựng

Lý thuyết bài Tổng kết về từ vựng môn Văn 9 bộ SGK. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Từ đơn và từ phức

1. Từ đơn

a. Khái niệm: do một tiếng có nghĩa tạo thành.

Cách sử dụng:Dùng để tạo từ ghép,từ láy.

b. VD: hoa; quả; bàn; bảng; bút…

2. Từ phức

a. Khái niệm: do hai hay nhiều tiếng tạo thành.

b. Cách sử dụng : dùng để định danh các sự vật, hiện tượng…rất phong phú trong đời sống.

c. Phân loại: có 2 loại:

Từ ghép: là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

 Phân loại: Có hai loại từ ghép:

  • Từ ghép chính phụ:
    • Có một tiếng chính + tiếng phụ (cây bưởi, áo sơ mi).
    • Nghĩa của từ ghép mang tính phân nghĩa
    • Vị trí của tiếng chính: tiếng chính trước- phụ sau; phụ trước - chính sau...
  • Từ ghép đẳng lập:
    • các tiếng bình đẳng về nghĩa (học hành, tốt tươi, yên ấm). (Một số tiếng hiện nay bị mờ nghĩa. VD: chùa chiền)
    • Nghĩa của từ ghép mang tính hợp nghĩa
  • Từ láy:
    • là từ phức được tạo bởi sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng để tạo nghĩa. (Chỉ cần có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng còn lại láy lại tiếng gốc) (Dựa vào mối quan hệ về âm, vần, hay thanh.)
    • Phân loại:
      • Có 2 loại từ láy: láy hoàn toàn và láy bộ phận; láy bộ phận gồm láy phụ âm đầu và láy phần vần.
      • Nghĩa của từ láy: giảm nhẹ hơn nghĩa của tiếng gốc hoặc tăng mạnh hơn nghĩa của tiếng gốc.

3. Bài tập 1

Từ ghép

Từ láy

- Ngặt nghèo

- giam giữ

- bó buộc

- tươi tốt

- bèo bọt

- cỏ cây

- đưa đón

-nhường nhịn

- rơi rụng

-mong muốn

- nho nhỏ

- gật gù

- lạnh lùng

- xa xôi

- lấp lánh

4. Bài tập 2

Từ láy giảm nghĩa

Từ láy tăng nghĩa

- Trăng trắng

- đèm đẹp

- nho nhỏ

- lành lạnh

- xôm xốp

- nhấp nhô

- sạch sành sanh.

- sát sàn sạt

II. Thành ngữ

1. Khái niệm

Là những cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Phân biệt.

Cách phân biệt

Thành ngữ

Tục ngữ

- Cấu tạo

- Là một cụm từ cố định

- Là câu nói dân gian ngắn gọn

- Nội dung

- Biểu thị một khái niệm, diễn đạt 1 ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Diễn đạt những kinh nghiệm, đánh

giá của nhân dân...

2. Bài 1

Thành ngữ

  • Đánh trống bỏ dùi: làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.
  • Được voi đòi tiên: sự tham lam vô độ, có cái này lại muốnn cái khác cao hơn.
  • Nước mắt cá sấu: hành động giả dối được che đậy một cách hết sức tinh vi.

Tục ngữ

  • Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: hoàn cảnh sống và môi trường tác động lớn đến tính cách con người.
  • Chó treo mèo đậy: muốn bảo vệ mình thì phải biết tuỳ cơ ứng biến, tuỳ từng đối tượng mà có cách ứng xử.

3. Bài 2

Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:

  • Chó cắn áo rách : đã khó khăn lại gặp thêm tai họa.
  •   Ếch ngồi đáy giếng : những kẻ sống trong môi trường nhỏ hẹp, ít tiếp xúc mà cho là mình ghê gớm, kiêu căng, tự phụ.

Đặt câu :

  • Gia cảnh đã nghèo khó, lại thêm chứng ốm đau, đúng là chó cắn áo rách mà.
  • Hắn ta tưởng mình tài giỏi, có năng khiếu nhưng cứ quanh quẩn một vùng đất bé nhỏ thì cũng chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi.

Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:

  • Dây cà ra dây muống: nói, viết rườm rà, dài dòng.
  • Cưỡi ngựa xem hoa: làm việc qua loa, đại khái, không đi sâu chi tiết.

Đặt câu :

  • Cậu nói ngắn gọn thôi, cứ dây cà ra dây muống thế thì ai hiểu được !
  • Dù chỉ là bài đọc thêm nhưng cũng rất quan trọng, không thể học kiểu cưỡi ngựa xem hoa được đâu.

4. Bài 3

Tìm 2 dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.

Dẫn chứng 1:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

(Bánh trôi nước)

Dẫn chứng 2:

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một,tài đành hoạ hai.

Dẫn chứng 3:

Kiến bò miệng chén chưa lâu

Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa . 

                             (Truyện Kiều)

III. Nghĩa của từ

1. Khái niệm

Là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị

Có thể giải thích nghĩa của từ bằng 2 cách chính:

  • Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

2. Bài 1

Chọn cách hiểu đúng: a

Không chọn b vì nghĩa của mẹ khác nghĩa của bố ở phần nghĩa “người phụ nữ”

Không chọn c vì nghĩa của từ mẹ có thể thay đổi

Không chọn d vì nghĩa của từ mẹ và bà có phần nghĩa chung là “ người phụ nữ”

2. Bài 2

chọn (b) vì  (a) vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ là đã dùng 1 cụm từ có nghĩa thực thể (đức tính) cụm danh từ để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm tính chất (Độ lượng- tính từ)

(Dùng từ “rộng lượng” giải thích cho từ “độ lượng” (giải thích bằng từ đồng nghĩa).

Cách giải thích (a) sai, vì dùng ngữ danh từ giải thích cho tính từ.

IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

1. Từ nhiều nghĩa

a. Khái niệm

Từ có một nghĩa hay nhiều nghĩa.

Từ nhiều nghĩa: có từ 2 nghĩa trở lên.

b. VD : “Ăn nói mới ngọt ngào làm sao”.

2. Hiện tượng chuyển nghĩa

a. Khái niệm: là quá trình mở rộng nghĩa của từ (là hiện tượng làm thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa)

b. Trong từ nhiều nghĩa chỉ có một nghĩa gốc và các nghĩa chuyển.

3. Bài tập

Hoa: nghĩa chính: cơ quan sinh sản của cây, có hương thơm, màu sắc.

Từ “hoa” trong câu thơ Þ dùng theo nghĩa chuyển (chuyển nghĩa tu từ học). Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển này chỉ có tính chất lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa có trong từ điển.

V. Từ đồng âm

1. Khái niệm

Là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không có liên quan gì.

2. Dấu hiệu để phân biệt từ đồng âm – nhiều nghĩa

Từ đồng âm: xét về nghĩa: giữa các từ không có mối liên hệ với nhau về  nghĩa .

  • (con ngựa ) lồng lên

-> hành động của con ngựa chạy lung tung, không theo sự điều khiển của con người

  • Lồng để nhốt

-> dụng cụ để nhốt các con vật thường được làm bằng mây, tre, sắt.

Từ nhiều nghĩa: giữa các từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

VD: chín

  • lương thực được nấu chín(Cơm chín)
  • chỉ sự vật phát triển đến giai đoạn cuối(Quả chín)
  • chỉ tài năng hoặc suy nghĩ đã phát triển đến mức cao (Suy nghĩ chín).

3. Bài tập

a.Trường hợp (a) là từ nhiều nghĩa , vì nghĩa của từ lá trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong lá xa cành.

  • lá 1,2 : bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân, thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc  hút khí CO2, nhả khí Oxi để tạo ra chất hữu cơ nuôi cây.
  • lá 3: ví phổi như chiếc lá, có vai trò chủ yếu trong việc tạo ra  ô xi để hô hấp.

b. Có hiện tượng từ đồng âm vì 2 từ có vỏ âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa của 2 từ không liên quan đến nhau.

  • đường ra trận: lối đi nhất định được tạo ra để nối liền 2 địa điểm, 2 nơi.
  • Đường (Đường này ngọt lắm) chất kết tinh có vị ngọt thường chế từ mía và củ cải đường.

VI. Từ đồng nghĩa

1. Khái niệm

Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

VD: máy bay –tàu bay – phi cơ;quả - trái.

2. Phân loại

Từ đồng nghĩa hoàn toàn: nghĩa hoàn toàn giống nhau,có thể thay thế được cho nhau.

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: đều có nét nghĩa chung giống nhau, nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm hoặc khác nhau về phạm vi sử dụng.

3. Bài 1

  • Chọn d vì :
  • Không chọn (a) vì đồng nghĩa là một hiện tượng phổ biến của các ngôn ngữ trên thế giới, không có ngôn ngữ nào lại không có hiện tượng đồng nghĩa…
  • Không chọn (b) vì đồng nghĩa có thể có quan hệ giữa hai, ba hoặc nhiều hơn 3 từ.
  • Không chọn (c) vì không phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.

4. Bài 2

Cơ sở thay thế xuân cho tuổi vì   “Xuân” chỉ một mùa trong năm ® khoảng thời gian tương ứng với cách tính  một tuổi ® trường hợp lấy bộ phận thay thế cho toàn thể ® sử dụng hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.

Dùng từ “xuân” thay thế cho từ “tuổi” ® thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của tác giả, tránh lặp lại từ “tuổi tác”.

VII. Từ trái nghĩa

1. Khái niệm

Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

2. Bài 1

Cặp từ trái nghĩa: xấu - đẹp; xa – gần; rộng – hẹp

3. Bài 2

Xếp những cặp từ trái nghĩa thành 2 nhóm:

Nhóm 1:

  • Sống - chết
  • Chẵn – lẻ
  • Chiến tranh- hoà bình

" Đây là những cặp từ trái nghĩa tuyệt đối, nó có ý nghĩa phủ định lẫn nhau.

Nhóm 2:

  • Yêu- ghét
  • Cao- thấp
  • Già- trẻ
  • Nông- sâu
  • Giàu- nghèo

" Đây là những cặp từ trái nghĩa tương đối, không phủ định lẫn nhau.

VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

1. Khái niệm

Nghĩa của từ ngữ này có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.

  • Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng với một số từ ngữ này đồng thời vừa có nghĩa hẹp với từ ngữ khác.
  • Từ ngữ có nghĩa rộng: là từ ngữ mà Phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
  • Từ ngữ có nghĩa hẹp: là những từ ngữ mà phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ khác

VD:  Động vật bao hàm : thú, chim, cá.

“thú” bao hàm voi, hươu, nai, hổ…

2. Bài 1

 

tong-ket-tu-vung-van9

IX. Trường từ vựng

1. Khái niệm

Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

VD: Trường từ vựng chỉ người:

  • Hoạt động trí tuệ của con người: suy nghĩ, phỏng đoán,phân tích,tổng hợp…
  • Hoạt động của người:đi,đứng, nói…
  • Bộ phận của người: chân, tay, mặt…

2. Bài 1

Nét độc đáo: trường từ vựng: “tắm”, “bể” cùng nằm trong trường từ vựng “nước” nói chung -> các từ được dùng với biện pháp nghệ thuật ẩn dụ

-> Tác dụng: góp phần làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của kẻ thù..


Biên soạn: Tống Thị Xuyến

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tống Thị Xuyến

Bài 32: Miêu Tả Nội Tâm Trong Văn Bản Tự Sự
Bài 36: Trả Bài Tập Làm Văn Số 2