Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 21: Truyện Kiều Của Nguyễn Du

Bài 21: Truyện Kiều Của Nguyễn Du

Nội dung bài Truyện Kiều - Nguyễn Du môn Văn 9 bộ SGK bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

1. Quê hương, gia đình

Quê cha: Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh tuy nghèo nhưng là mảnh đất địa linh nhân kiệt.

Quê mẹ: Vùng Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca Quan Họ.

Quê vợ: Đồng lúa Thái Bình, giàu truyền thống văn hóa.

Sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội, ngàn năm văn hiến.

Dòng họ Tiên Điền: Có 2 truyền thống là khoa bảng và văn hóa, văn học.

Gia đình: Quan lại (Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều đình Lê - Trịnh; Anh là Nguyễn Khản, từng làm quan tới chức Tham Tụng)

→ Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của quê; hương, gia đình và nhiều vùng văn hóa khác nhau thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật. Tất cả góp phần hun đúc nên con người và thiên tài văn học Nguyễn Du.

2. Thời đại, xã hội

Xã hội phong kiến Việt Nam: khủng hoảng trầm trọng.

  • Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
  • Kiêu binh nổi loạn.
  • Phong trào Tây Sơn: Trận đại phá quân Thanh vang dội và vận mệnh rạng rỡ ngắn ngủi của triều đại Quang Trung.
  • Công cuộc Trung hưng của nhà Nguyễn.

-> Nguyễn Du đã trực tiếp sống, chứng kiến và trải qua một thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc. Điều đó đã được ghi lại trong các sáng tác của ông.

3. Bản thân

a. Thời thơ ấu và niên thiếu

Sống tại Thăng Long trong một gia đình quý tộc quyền quý.

10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, sống với anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.

1783, đỗ Tam Trường.

-> Cuộc sống sung túc, hào hoa tạo điều kiện thuận lợi để Nguyễn Du trau dồi học vấn, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến. Đồng cảm, thấu hiểu cho thân phận những người ca nhi, kỹ nữ…

b. Trước khi ra làm quan

1786, nhà Nguyễn Khản bị kiêu binh nổi loạn phá.

1789, Nguyễn Du về sống ở quê vợ Thái Bình. Vợ mất, về quê nội sống trong nghèo túng.

-> 10 năm gió bụi sống lang thang, lăn lộn ở các vùng quê nghèo khó khác nhau, Nguyễn Du có dịp học hỏi, nắm vững nghệ thuật dân gian, hình thành phong cách ngôn ngữ sáng tác bằng chữ Nôm và hiểu được cuộc sống của người dân lao động.

c. Khi ra làm quan cho triều Nguyễn

1802, miễn cưỡng ra làm quan cho nhà Nguyễn. Làm Tri huyện Phù Dung, sau đổi sang Tri phủ Thường Tín.

1805 - 1809, làm Đông các điện học sĩ.

1809, làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

1813, được thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung      Quốc.

1820, được cử đi sứ Trung Quốc lần 2, chưa đi thì mất.

-> Con đường quan lộ khá thuận lợi, ông có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa lớn Trung Quốc đã quen thuộc qua sách vở, góp phần nâng cao tầm khái quát của những tư tưởng về xã hội và thân phận con người.

1965, được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới và kỷ niệm 200 năm năm sinh của ông.

-> Nguyễn Du đã sống cuộc dời đầy bi kịch của một người tài hoa bất đắc chí, phải nếm trải bao đắng cay thăng trầm, một trái tim nghệ sỹ bẩm sinh và thiên tài, …Tất cả đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp văn học của ông, tạo ra những nét riêng độc đáo trong thơ văn Tố Như.

 II. Truyện Kiều

1. Nguồn gốc

Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện”  của Thanh Tâm Tài nhân (Trung Quốc ). Kim Vân Kiểu truyện ằ là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán thuộc thể loại phong tình (tình yêu trai gái xưa, yêú tố tính chất dung tục được đề cao) còn  Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng truyện thơ, viết bằng chữ Nôm được Nguyễn Du tước bỏ yếu tố dung tục, giữ lại cốt truyện và nhân vật, thay đổi các chi tiết ngôn ngữ, tâm lí nhân vật…tạo ra một thế giới nhân vật đặc sắc với cảm hứng nhân đạo cao cả xuất phát từ cuộc sống con người Việt Nam nên Truyện Kiều mãi là sáng tác văn chương đích thực của Nguyễn Du.

-> Đây là tác phẩm Truyện thơ Nôm tiêu biểu nhất của văn học Trung đại VN.

2. Thời điểm sáng tác

Đầu thế kỉ 19.

Gồm 3254 câu lục bát.

Xuất bản 23 lần bằng  chữ Nôm ; hơn 80 lần bằng chữ quốc ngữ.

Gồm 3254 câu lục bát.

3. Tóm tắt tác phẩm

Phần 1 : Gặp gỡ và đính ước : Thuý Kiều con gái lớn của một gia đình trung lưu. Trong tiết thanh minh Kiều cùng 2 em đi chơi  xuân, nàng gặp Kim Trọng, tình yêu nhanh chóng đến với 2 người. Họ thề nguyền đính ước kết duyên.

Phần 2 : Gia biến và lưu lạc : Kim Trọng về quê chịu tang chú. Gia đình Kiều mắc oan, Kiều phải bán mình để chuộc cha. Nàng bị rơi vào nanh vuốt của bọn Mã Giám Sinh, bị bắt buộc làm gái lầu xanh. Thúc Sinh mến mộ tài sắc của Kiều, bỏ tiền chuộc Kiều và lấy nàng làm vợ lẽ. Hoạn Thư (vợ cả Thúc Sinh) biết chuyện đánh ghen và đầy đọa Kiều. Nàng phải trốn đi nương nhờ cửa Phật của vãi Giác Duyên nhưng lại rơi vào tay bọn buôn thịt bán người Bạc Bà, Bạc Hạnh. Lần thứ 2 Kiều được Từ Hải cứu thoát và giúp nàng báo ân báo oán. Nhưng nàng lại bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến khuyên Từ Hải ra hàng, bị hắn làm nhục, ép gả bán nàng cho người thổ quan. Tủi nhục, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử và được vãi Giác Duyên cứu sống.      

Phần 3 : Đoàn tụ : Kim Trọng treo ấn từ quan, bỏ công đi tìm kiếm Thuý Kiều. Họ gặp lại nhau và chuyển từ tình yêu sang tình bạn. Sau 15 năm lưu lạc, khổ sở, Kiều trở về sống đoàn tụ cùng gia đình.

4. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Nội dung

Giá trị hiện thực:

  • Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời.
  • Số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa, đức hạnh trong XHPK.

Giá trị nhân đạo:

  • Niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con người.
  • Lên án, tố cáo các thế lực bạo tàn.
  • Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.

b. Nghệ thuật

Giá trị nghệ thuật thể hiện trên 2 thành tựu cơ bản: ngôn ngữ, thể loại:

Thể loại: Sử dụng thể thơ lục bát thành thạo, điêu luyện. 3254 câu thơ lục bát mà câu nào cũng đóng luật, đóng cách gieo vần

Ngôn ngữ: 

Ngôn ngữ nghệ thuật đạt đến đỉnh cao(cả chức năng biểu đạt), phản ánh và chức năng thẩm mĩ…. Tiếng Việt trong Truyện Kiều rất giàu và đẹp.

  • Vừa sử dụng ngôn ngữ bác học kết hợp hài hòa với ngôn ngữ dân gian. Ngôn ngữ bác học là những từ Hán Việt, điển tích, điển cố. Số lượng từ Hán Việt là 1310 từ. Ngôn ngữ dân gian là những từ thuần Việt, tục ngữ, thành ngữ, ca dao
  • Sử dụng từ đồng nghĩa, đa nghĩa một cách điêu luyện
  • Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc (Dẫn chuyện, miêu tả thiên nhiên khắc học tình cảm tâm lí nhân vật)
  • Nghệ thuật xây dựng và miêu tả nhân vật bậc thầy:
  • Miêu tả thiên nhiên độc đáo.
  • Được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Biên soạn: GV Tô Thị Dung 

SĐT: 0355 258 472

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tô Thị Dung

Bài 20: Trả Bài Tập Làm Văn Số 1
Bài 22: Chị Em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)