Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 7»Ngành Động Vật Có Xương Sống»Bài 41: Chim bồ câu

Bài 41: Chim bồ câu

Lý thuyết Chim bồ câu Sinh học 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Lý thuyết

Nội dung 1. Đời sống

ĐỜI SỐNG

SINH SẢN

Sống trên cây, bay giỏi.

Tập tính làm tổ.

Là động vật hằng nhiệt.

Thụ tinh trong.

Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi.

Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều.

Nội dung 2. Cấu tạo ngoài và di chuyển

Chim bồ câu có đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay lượn.

bai-41-chim-bo-cau-1
ẢNH: CHIM BỒ CÂU NHÀ MÀU TRẮNG

chim-bo-cau-1

Kiểu di chuyển của chim bồ câu

Kiểu di chuyển

Phương thức

Bay vỗ cánh

Cánh đập liên tục, bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh.

III. Bài tập luyện tập chim bồ câu của hệ thống trường NK - LTT

Phần 1: Câu hỏi tự luận

Câu 1: Nhiệt độ cơ thể ổn định (hằng nhiệt) của chim bồ câu có ưu thế gì hơn so với động vật biến nhiệt?

Hướng dẫn trả lời:

Bồ câu ít phải lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Khi thời tiết quá lạnh, con vật không phải ở trạng thái ngủ đông hoặc trú đông như lưỡng cư, bò sát. Cường độ dinh dưỡng (phụ thuộc vào nhiệt độ) sẽ được ổn định, và hoạt động của chúng ít bị ảnh hưởng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

Câu 2: Nêu ý nghĩa ưu thế của các đặc điểm sinh sản ở chim bồ câu so với thằn lằn bóng đuôi dài: trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi; có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều.

Hướng dẫn trả lời:

Trứng có nhiều noãn hoàng và có vỏ đá vôi bao bọc ® tăng dinh dưỡng của trứng, tỉ lệ nở cao, trứng được bảo vệ tốt hơn.

Hiện tượng ấp trứng ® trứng được an toàn và giữ ổn định nguồn nhiệt, phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường.

Nuôi con bằng sữa diều® con non được nuôi dưỡng tốt nên sinh trưởng, phát triển nhanh.

Câu 3: Vì sao chim bồ câu có bộ lông mịn, không thấm nước?

Hướng dẫn trả lời:

Chim có tuyến phao câu, tiết chất nhờn khi chim rỉa lông làm lông mịn, không thấm nước.

Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Số lượng trứng đẻ/lứa của chim bồ câu là

  1. 2 trứng.
  2. 3 trứng.
  3. 4 trứng. 
  4. 5 trứng.

Câu 2. Bồ câu núi có thể gặp ở các vùng núi ở

  1. Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ.
  2. Châu Á, Châu Âu, Châu Đại Dương.
  3. Châu Á, Nam Phi, Châu Mĩ.
  4. Châu Á, Châu Âu, Bắc Phi.

Câu 3. Điều nào sau đây về đặc điểm sinh sản của chim bồ câu là sai?          

  1. Thụ tinh ngoài.
  2. Đẻ trứng.
  3. Chim bố, mẹ thay nhau ấp trứng.
  4. Trứng có vỏ đá vôi bao bọc.

Câu 4. Đặc điểm đời sống của chim bồ câu là

  1. hoạt động về đêm.
  2. sống hoàn toàn ở nước.
  3. thức ăn là cua, tôm, cá ở dưới nước.
  4. động vật hằng nhiệt.

Câu 5. Chim bồ câu thuộc lớp động vật là              

  1. lớp Cá.
  2. ớp Bò sát.
  3. lớp Lưỡng cư.
  4. lớp Chim.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án - A 

Hướng dẫn trả lời:

Chim bồ câu mỗi lứa đẻ 2 trứng.

Đáp án B, C, D sai.

Câu 2:

Đáp án - D

Hướng dẫn trả lời:

Bồ câu núi hiện còn sống và làm tổ trong điều kiện hoang dã ở nhiều vùng núi Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi.

Đáp án A, B, C sai.

Câu 3:

Đáp án - A

Hướng dẫn trả lời:

Trứng được thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối tạm thời.

Đáp án B, C, D sai vì đều là các đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.

Câu 4:

Đáp án - D

Hướng dẫn trả lời:

Chim bồ câu thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.

  • Đáp án A sai vì chim bồ câu hoạt động ban ngày.
  • Đáp án B sai vì chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
  • Đáp án C sai vì chim bồ câu ăn hạt, ngũ cốc.

Câu 5:

Đáp án - D

Hướng dẫn trả lời:

Chim bồ câu thuộc lớp Chim.

Đáp án A, B, C sai.


Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương       

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim