Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 7»Ngành Động Vật Có Xương Sống»Bài 46: Thỏ

Bài 46: Thỏ

Lý thuyết Thỏ Sinh học 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Thỏ là loài thú được con người nuôi cách đây khoảng 2 thế kỷ. Chúng có nhiều đặc điểm cấu tạo thích nghi đời sống trên cạn.

I. Lý thuyết

Nội dung 1. Đời sống

Đời sống

Sinh sản

- Thỏ sống đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách nhảy cả 2 chân sau.

- Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, kiếm ăn về chiều.

- Là động vật hằng nhiệt.

- Thụ tinh trong.

- Thai phát triển trong tử cung thỏ mẹ.

- Đẻ con, có nhau thai ® gọi là hiện tượng thai sinh.

- Con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ.

 

bai-46-tho-1
ẢNH: MỘT LOÀI THỎ CHÂU ÂU


Nội dung 2. Cấu tạo ngoài và di chuyển

a. Cấu tạo ngoài

Đặc điểm cấu tạo

Ý nghĩa thích nghi

Bộ lông mao dày, xốp

Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể.

Chi trước ngắn

Dùng để đào hang.

Chi sau dài, khỏe

Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh.

Tai thính, có vành tai dài, lớn, cử động theo các phía.

Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.

Mũi thính, lông xúc nhạy bén

Thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường.

 

b. Di chuyển

Kiểu di chuyển

Phương thức di chuyển

Nhảy

Nhảy bằng hai chân sau, bằng cách bật nhảy.

 

tho-sinh-7
ẢNH: CÁCH DI CHUYỂN CỦA THỎ

III. Bài tập và hướng dẫn giải của hệ thống trường Nguyễn Khuyến

Phần I: Câu hỏi tự luận

Câu 1: Nêu ưu điểm và nhược điểm trong cách di chuyển của thỏ.

Hướng dẫn trả lời:

Ưu điểm là làm kẻ thù mất đà, đánh lạc hướng kẻ thù; nhược điểm là chạy không dai sức.

Câu 2: Nêu ưu điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ?

Trong sữa có nhiều chất dinh dưỡng giúp thỏ con sinh trưởng tốt. Con non bú mẹ được mẹ bảo vệ.

Câu 3: Vì sao thỏ có tập tính gặm nhấm?

Hướng dẫn trả lời:

Răng mọc dài thường xuyên nên thỏ phải gặm nhấm để mài mòn răng.

Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Bộ lông mao dày, xốp của thỏ có tác dụng

  1. giữ nhiệt tốt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm.
  2. đào hang và di chuyển.
  3. bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.                                
  4. thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường.

Câu 2. Ở thỏ, chi trước ngắn có tác dụng

  1. định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.
  2. đào hang và di chuyển.
  3. bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.                                
  4. thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây về thỏ là sai?            

  1. Động vật hằng nhiệt.        
  2. Có tập tính gặm nhấm.
  3. Mũi thính, lông xúc giác nhạy bén.
  4. Con đực có hai cơ quan giao phối.

Câu 4. Trong các giác quan dưới đây, giác quan không nhạy bén nhất của thỏ là

  1. thị giác.
  2. thính giác.
  3. khứu giác.
  4. xúc giác.

Câu 5. Thời gian mang thai của thỏ mẹ là              

  1. 20 ngày.
  2. 25 ngày.
  3. 30 ngày.
  4. 35 ngày.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:

Đáp án - A            

Hướng dẫn trả lời:

Bộ lông mao dày, xốp có tác dụng giữ nhiệt tốt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm.

  • Đáp án B sai vì đây là ý nghĩa thích nghi của chi trước.
  • Đáp án C sai vì đây là ý nghĩa thích nghi của chi sau.
  • Đáp án D sai vì đây là ý nghĩa thích nghi của bộ phận mũi và lông xúc giác.

Câu 2:

Đáp án - B            

Hướng dẫn trả lời:

Chi trước ngắn giúp thỏ đào hang và di chuyển.

  • Đáp án A sai vì đây là ý nghĩa thích nghi của tai thỏ.
  • Đáp án C sai vì đây là ý nghĩa thích nghi của chi sau.
  • Đáp án D sai vì đây là ý nghĩa thích nghi của bộ phận mũi và lông xúc giác.

Câu 3:

Đáp án: D            

Hướng dẫn trả lời:

 Con đực có hai cơ quan giao phối là đặc điểm ở thằn lằn bóng đuôi dài.

  • Đáp án A, B, C sai vì đều là các đặc điểm của thỏ.
Câu 4: Đáp án: A

Hướng dẫn trả lời:

Mắt thỏ không tinh lắm.

  • Đáp án B, C, D sai.
Câu 5:
Đáp án: C            

Hướng dẫn trả lời:

Thỏ mẹ mang thai trong thời gian là 30 ngày.

  • Đáp án A, B, D sai.

 


Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương                                             

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
Bài 48: Đa dạng của lớp thú và bộ thú huyệt, bộ thú túi