Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 7»Động Vật Và Đời Sống Con Người»Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)

Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)

Lý thuyết bài Đa dạng sinh học (tiếp theo) môn Sinh 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa là cao hơn nhiều so với các môi trường địa lí khác trên Trái Đất.

I. Nội dung 1: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới

Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới

Ví dụ

Sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú.

Số lượng loài nhiều thích nghi với điều kiện sống.

 

 

Sự chuyên hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng đồng bằng Bắc Bộ: có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn chuột, hoặc chủ yếu ăn ếch nhái hay sâu bọ. Do vậy, trên cùng 1 nơi có nhiều loài cùng chung sống bên nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh.

 

bai-58-da-dang-sinh-hoc-tt
Rừng nhiệt đới Kon Hà Nừng là nơi sinh sống của 60 loài thú, 160 loài chim
bai-58-da-dang-sinh-hoc-tt-1
Rừng nhiệt đới Bukit Timah ở Singapore

II. Nội dung 2: Những lợi ích của đa dạng sinh học

bai-58-da-dang-sinh-hoc-tt-2

 

III. Nội dung 3: Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học

Nguy cơ suy giảm

Biện pháp bảo vệ

Nạn phá rừng, khai thác gỗ, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị làm mất nơi ở của động vật.

Sự săn bắn động vật hoang dại cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của nhà máy.

Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.

bai-58-da-dang-sinh-hoc-tt-3
Hiện trạng rừng Amazôn bị chặt, phá, khai thác lấy gỗ

IV. Bài tập luyện tập đa dạng sinh học của hệ thống trường NK - LTT

Phần I: Câu hỏi tự luận

Câu 1: Kể tên một số động vật nuôi và nêu vai trò của chúng trong đời sống con người.

Câu 2: Chuột là loài gây hại, nhưng có nên tiêu diệt hoàn toàn loài chuột không?

Câu 3: Cánh kiến là gì? Nêu tác dụng của cánh kiến trong đời sống con người.

ĐÁP ÁN

Câu 1: Hướng dẫn trả lời

Chó: giữ nhà.

Mèo: bắt chuột.

Gà, vịt: nuôi lấy trứng, thịt.

Trâu, bò: cung cấp sức kéo, lấy thịt.

Câu 2: Hướng dẫn trả lời

Chúng ta nên kiểm soát sinh vật gây hại như chuột nhưng không nên tiêu diệt hoàn toàn vì mỗi loài sinh vật đều có 1 vai trò nhất định trong chuỗi thức ăn của tự nhiên như chuột sẽ là thức ăn của nhiều loài sinh vật khác. Qua đó, sự tồn tại của mỗi loài, kể cả chuột tạo ra sự ổn định, cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học động vật.

Câu 3: Hướng dẫn trả lời

Cánh kiến là hóa chất do bọ cánh kiến tiết ra, bọ này sống trên thân cây gỗ. Sau khi thu hoạch thành phẩm khô, vật liệu này được đem hòa tan trong cồn, thu được sơn cánh kiến, dùng quét phủ lên gỗ cùng các vật dụng khác tạo lớp vỏ bóng.

Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Môi trường địa lí có số lượng loài động vật cao hơn hẳn các môi trường địa lí khác là   

  1. môi trường nhiệt đới. 
  2. môi trường hoang mạc.           
  3. môi trường ôn đới.
  4. môi trường hàn đới.

Câu 2. Tài nguyên động vật được sử dụng trong sản xuất công nghiệp là

  1. cánh kiến.
  2. chim cảnh.    
  3. cá cảnh.
  4. phân bón nông nghiệp.

Câu 3. Đặc điểm nào không phải là lợi ích của nguồn tài nguyên động vật?

  1. tiêu diệt sâu bọ gây hại.
  2. có giá trị văn hóa.
  3. sản phẩm công nghiệp. 
  4. gây ô nhiễm môi trường.

Câu 4. Đặc điểm của rắn hổ mang là

  1. thức ăn chủ yếu là chuột. 
  2. có bộ lông màu trắng vào mùa đông. 
  3. đa số hoạt động ban ngày.
  4. mình có lông vũ bao phủ.

Câu 5. Hoạt động làm giảm sự đa dạng sinh học động vật là              

  1. trồng cây gây rừng.
  2. giữ vệ sinh môi trường.           
  3. xả rác bừa bãi.
  4. bảo vệ động vật hoang dã.
ĐÁP ÁN

Câu 1: Đáp án: A          

Hướng dẫn trả lời

Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật.

Đáp án B, C, D sai.

Câu 2: Đáp án: A            

Hướng dẫn trả lời

Tài nguyên động vật được sử dụng trong sản xuất công nghiệp là cánh kiến.

Đáp án B, C, D sai.

Câu 3: Đáp án: D

Hướng dẫn trả lời

Đặc điểm không phải là lợi ích của nguồn tài nguyên động vật là gây ô nhiễm môi trường.

Đáp án A, B, C sai.

Câu 4: Đáp án: A 

Hướng dẫn trả lời

Thức ăn chủ yếu của rắn hổ mang là chuột.

Đáp án B, C, D sai.

Câu 5: Đáp án: C            

Hướng dẫn trả lời

Hoạt động làm giảm sự đa dạng sinh học động vật là xả rác bừa bãi.

Đáp án A, B, D sai.


Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Bài 57: Đa dạng sinh học
Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học