Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 8»Bài Tiết»Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Lý thuyết vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu Sinh 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Có nhiều tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu như vi khuẩn, chất độc hóa học… Việc xây dựng các thói quen sống khoa học góp phần bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu nói riêng và cả cơ thể nói chung.

I. Nội dung 1: Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu 

TÊN TÁC NHÂN 

CƠ QUAN BỊ ẢNH HƯỞNG 

MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG

Vi khuẩn 

Cầu thận 

Cầu thận bị viêm, suy thoái làm quá  trình lọc máu bị trì trệ → cơ thể bị  nhiễm độc → tử vong.

Các chất độc như thủy  ngân, asenic…

Ống thận 

- Quá trình hấp thụ lại và bài tiết  giảm → môi trường trong bị biến  đổi. 

- Ống thận bị tổn thương → nước  tiểu hòa vào máu → đầu độc cơ thể,

Chất vô cơ, hữu cơ kết  tinh ở nồng độ và độ pH  thích hợp tạo sỏi.

Đường dẫn nước tiểu 

- Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn gây  bí tiểu → nguy hiểm đến tính mạng.

bai-40-ve-sinh-he-bai-tiet-nuoc-tieu-1
Hình ảnh minh họa vị trí sỏi ở thận, bàng quang (bóng đái), ống dẫn nước tiểu.

II. Nội dung 2: Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ  bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại 

  • Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho  hệ bài tiết nước tiểu. => Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh. 
  • Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu. => Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái. 
  • Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. => Không để thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
  • Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. => Hạn chế tác hại của các chất độc. 
  • Uống đủ nước. => Tạo điều kiện thuận lợi cho quá  trình lọc máu

III. Bài tập và hướng dẫn giải của hệ thống Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông

1. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh khỏi các tác nhân có hại ta cần phải thực hiện những thói quen sống khoa học nào? 

Hướng dẫn trả lời: 

- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

- Khẩu phần ăn uống hợp lí: 

  • Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
  • Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. 
  • Uống đủ nước… 

Câu 2: Thói quen ăn mặn và uống ít nước có thể là nguyên nhân gây nên những bệnh gì cho hệ bài tiết nước tiểu? Cần thay đổi thói quen này như thế nào dựa trên cơ sở khoa học để bảo  vệ sức khỏe? 

Hướng dẫn trả lời: 

Thói quen trên có thể là nguyên nhân gây ra 1 số bệnh ở hệ thống bài tiết nước tiểu như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận… 

Cần thay đổi thói quen ăn uống như sau: không được ăn mặn nữa và uống đủ nước (ít nhất 2 lít nước/ngày). 

Cơ sở khoa học là: không ăn mặn để thận không làm việc quá sức dẫn đến suy thận và hạn chế khả năng tạo sỏi. Uống đủ nước để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được diễn ra liên tục. 

Câu 3: Một số người bị mắc chứng đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có mùi khai khó chịu. Dựa trên cơ sở khoa học về hệ bài tiết nước tiểu, em hãy hãy giải thích nguyên nhân gây ra các  triệu chứng trên và đề xuất biện pháp chữa trị. 

Hướng dẫn trả lời: 

Nếu thận làm việc có hiệu quả thì quá trình lọc. tái hấp thu nước, muối khoáng cũng hiệu quả,  nên lượng nước tiểu thải ra trong một ngày sẽ phù hợp, không quá nhiều (khoảng 1,5 lít nước tiểu  chính thức/ngày tạo ra xuống bóng đái). 

Tiểu nhiều lần, nước tiểu có mùi khai, khó chịu chứng tỏ quá trình tái hấp thu của đơn vị thận  không hiệu quả, đã có bệnh trong người. 

Biện pháp chữa trị: Người bệnh nên đến các cơ sở y tế khám bệnh, làm xét nghiệm và điều trị kịp  thời, tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Thói quen khoa học nào có lợi cho hệ bài tiết nước tiểu?

  1. Uống thật nhiều nước.
  2. Ăn mặn. 
  3. Nhịn tiểu thường xuyên.
  4. Tập thể dục thường xuyên, đều đặn.

Câu 2. Nhóm thực phẩm lợi tiểu là 

  1. rau diếp, trà xanh.
  2. nước ngọt có gas, rượu. 
  3. đồ ngọt, thịt bò.
  4. bia, kẹo. 

Câu 3. Ống thận có thể bị đầu độc bởi \

  1. vitamin.
  2. nước.
  3. đường glucose.
  4. thủy ngân.

Câu 4. Chất nào dưới đây có thể gây ra sỏi thận?

  1. Axit uric.
  2. Glucose.
  3. Nước.
  4. Vitamin E.

Câu 5. Trong số các nhận định sau, nhận định nào là đúng?  

1. Uống đủ nước (2 lít/ngày) để quá trình lọc máu diễn ra thuận lợi.

2. Ăn mặn hoặc chua là theo sở thích của mỗi người, không ảnh hưởng đến thận.

3. Rau xanh, trái cây rất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ bài tiết nói riêng.

4. Việc tập thể dục thường xuyên không có tác dụng đối với hệ thống bài tiết của cơ thể người.

5. Không nên nhịn tiểu lâu để hạn chế tạo sỏi ở thận.  

  1. 1, 2, 3.
  2. 2, 3, 4.
  3. 3, 4, 5.
  4. 1, 3, 5.

Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Bài 39: Bài tiết nước tiểu