Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 8»Thần Kinh Và Giác Quan»Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

Lý thuyết bài Cơ quan phân tích thị giác môn sinh học 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Cơ quan phân tích giúp chúng ta nhận thức thế giới xung quanh và các biến đổi của môi trường trong cơ thể.

I. Lý thuyết

Nội dung 1. Cơ quan phân tích

co-quan-phan-tich-thi-giac-sinh-8

Ý nghĩa: Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động từ môi trường.

Nội dung 2. Cơ quan phân tích thị giác

co-quan-phan-tich-thi-giac-sinh-8-1

Cấu tạo của cầu mắt

Các lớp màng

Môi trường trong suốt

Màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt, phía trước màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi vào cầu mắt.

Màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt.

Màng lưới chứa tế bào thụ cảm thị giác.

Thủy dịch.

Thể thủy tinh.

Dịch trong suốt (dịch thủy tinh).

 

 

co-quan-phan-tich-thi-giac-sinh-8-2
ẢNH: CẤU TẠO CẦU MẮT

Cấu tạo của màng lưới

Cấu tạo

Chức năng

Tế bào nón

Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

Tế bào que

Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

Điểm vàng

Nơi tập trung các tế bào nón.

Điểm mù

Không có tế bào thụ cảm thị giác.

Sự tạo ảnh ở màng lưới

bai-49-co-quan-phan-tich-thi-giac-4

Trong quá trình này, thể thuỷ tinh (như 1 thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để điều chỉnh ảnh rơi trên màng lưới giúp ta nhìn rõ vật.

bai-49-co-quan-phan-tich-thi-giac-5

    II. Bài tập luyện tập cơ quan phân tích thị giác của hệ thống trường NK - LTT

    Phần 1: Câu hỏi tự luận

    Câu 1: Trình bày sự tạo ảnh trên màng lưới

    Hướng dẫn trả lời:

    Khi ánh sáng phản chiếu từ vật tới mắt qua thể thủy tinh à tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào nón và tế bào que à phát sinh xung thần kinh à theo dây thần kinh thị giác à về vùng thị giác ở thùy chẩm. Tại đây sẽ được phân tích và cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật.

    Câu 2: Vì sao người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy hoặc thấy rất kém vào lúc hoàng hôn?

    Hướng dẫn trả lời:

    Người bị quáng gà thiếu vitamin A (vitamin A là nguyên liệu tạo ra rôđôpsin, thành phần giúp thu nhận ánh sáng của tế bào que), nên tế bào que sẽ không hoạt động. Mà tế bào que có chức năng tiếp nhận ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ vào ban đêm nên lúc hoàng hôn hoặc khi ánh sáng yếu, mắt không nhìn thấy hoặc thấy rất kém.

    Câu 3: Nêu vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt.

    Hướng dẫn trả lời:

    Thể thuỷ tinh (như 1 thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để điều chỉnh ảnh rơi trên màng lưới giúp ta nhìn rõ vật.

    Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1. Tế bào thụ cảm thị giác nằm ở

    1. trong màng lưới của cầu mắt. 
    2. dây thần kinh số II.
    3. ở thùy chẩm.
    4. vỏ não.

    Câu 2. Nhiệm vụ của tế bào nón là

    1. chỉ tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh.
    2. chỉ tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
    3. chỉ tiếp nhận màu sắc.                
    4. tiếp nhận ánh sáng mạnh và màu sắc.

    Câu 3. Tế bào que có chức năng là           

    1. tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
    2. tiếp nhận màu sắc.    
    3. tiếp nhận ánh sáng mạnh.
    4. tiếp nhận cả ánh sáng mạnh và yếu.

    Câu 4. Màng mạch có đặc điểm nào sau đây?

    1. Trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt.
    2. Có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen.
    3. Chứa các tế bào thụ cảm thị giác.                
    4. Bảo vệ phần trong của cầu mắt.

    Câu 5. Bộ phận tiết nước mắt làm mắt không bị khô là              

    1. con ngươi.
    2. tuyến lệ. 
    3. lông mày.
    4. lông mi.
    Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1:

    Đáp án - A            

    Hướng dẫn trả lời:

    Tế bào thụ cảm thị giác nằm trong màng lưới của cầu mắt.

    Đáp án B, C, D sai.

    Câu 2:

    Đáp án - D           

    Hướng dẫn trả lời:

    Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

    Đáp án A, B, C sai.

    Câu 3:

    Đáp án - A            

    Hướng dẫn trả lời:

    Tế bào que có chức năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

    Đáp án B, C, D sai.

    Câu 4:

    Đáp án - B            

    Hướng dẫn trả lời:

    Màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.

    • Đáp án A sai vì đây là đặc điểm của màng giác.
    • Đáp án C sai vì đây là đặc điểm của màng lưới.
    • Đáp án D sai vì đây là đặc điểm của màng cứng.

    Câu 5:

    Đáp án - B            

    Hướng dẫn trả lời:

    Tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.

    Đáp án A, C, D sai.


    Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

    Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương       

    Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

    Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
    Bài 50: Vệ sinh mắt