Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 8»Nội Tiết»Bài 55: Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết

Bài 55: Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết

Lý thuyết bài Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết môn Sinh học 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Hệ nội tiết cùng với hệ thần kinh có vai trò điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

I. Lý thuyết về giới thiệu chung hệ nội tiết

Nội dung 1. Đặc điểm hệ nội tiết

Hệ nội tiết

Tuyến nội tiết

Hoocmôn

- Điều hòa quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.

- Sản xuất các hoocmôn theo đường máu đến cơ quan đích.

- Hoocmôn tác động chậm nhưng kéo dài trên diện rộng.

Nội dung 2. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết

Giống nhau: các tế bào tuyến đều tạo ra sản phẩm tiết.

Khác nhau:

Tuyến nội tiết

Tuyến ngoại tiết

Chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là các hoocmôn.

Chất tiết theo ống dẫn đến các cơ quan tác động.

Ngoại lệ: một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết. Ví dụ: tuyến tụy...

bai-55-gioi-thieu-chung-he-noi-tiet-hinh-1
Hình minh họa: Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

Thuật ngữ Tiếng Anh:

- Exocrine gland: tuyến ngoại tiết.

- Chemical secretions: chất tiết.

- Skin surface: bề mặt da.

- Endocrine gland: tuyến nội tiết.

- Hormones are secreted into blood: chất tiết được tiết vào máu.

- Blood in capilaries: máu trong mao mạch.

bai-55-gioi-thieu-chung-he-noi-tiet-hinh-2
Hình minh họa: các tuyến nội tiết chính

Thuật ngữ Tiếng Anh:

- Testes: tinh hoàn.

- Ovaries: buồng trứng.

- Pancreas: tuyến tụy.

- Adrenals: tuyến thượng thận.

- Pituitary: tuyến yên.

- Thyroid: tuyến giáp.

Nội dung 3. Hoocmôn

Tính chất của hoocmôn

Vai trò của hoocmôn

- Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.

- Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao.

- Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài.

- Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể.

- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường

    II. Bài tập luyện tập về giới thiệu chung hệ nội tiết của trường Nguyễn Khuyến

    Phần 1: Câu hỏi tự luận

    Câu 1: Kể tên một số tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết.

    Câu 2: Thế nào là tuyến pha? Lấy ví dụ minh họa.

    Câu 3: Nêu tính chất và vai trò của hoocmôn.

    ĐÁP ÁN

    Câu 1: Hướng dẫn trả lời:

    - Tuyến ngoại tiết: tuyến nước mắt (tuyến lệ), tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, tuyến gan.

    - Tuyến nội tiết: tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp.

    Câu 2: Hướng dẫn trả lời:

    Tuyến pha vừa hoạt động như 1 tuyến ngoại tiết vừa hoạt động như 1 tuyến nội tiết. Ví dụ: tuyến tụy và tuyến sinh dục.

    Câu 3: Hướng dẫn trả lời:

    Tính chất của hoocmôn

    Vai trò của hoocmôn

    - Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.

    - Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao.

    - Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài.

    - Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể.

    - Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

    Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1. Tuyến vừa có chức năng nội tiết vừa có chức năng ngoại tiết là

    1. tuyến tụy.
    2. tuyến cận giáp.
    3. tuyến nước bọt.
    4. tuyến lệ.

    Câu 2. Tuyến ngoại tiết là

    1. tuyến sinh dục.
    2. tuyến nước bọt.
    3. tuyến thượng thận.
    4. tuyến yên.

    Câu 3. Dịch tiết của tuyến nào dưới đây không đi theo hệ thống ống dẫn?           

    1. tuyến giáp.
    2. tuyến sữa.
    3. tuyến bã nhờn.
    4. tuyến nước bọt.

    Câu 4. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết gọi là

    1. enzim.
    2. kháng thể.
    3. kháng nguyên.
    4. hoocmôn.

     Câu 5. Nhận định nào dưới đây là sai?        

    1. Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.
    2. Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao.
    3. Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài.
    4. Hoocmôn không duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể.
    ĐÁP ÁN

    Câu 1. Đáp án: A                  

    Hướng dẫn trả lời:

    Tuyến tụy vừa là tuyến ngoại tiết (tiết dịch tụy đổ vào ruột) vừa là 1 tuyến nội tiết quan trọng.

    Đáp án B, C, D sai.

    Câu 2. Đáp án: B                  

    Hướng dẫn trả lời:

    Tuyến nước bọt là 1 tuyến ngoại tiết.

    Đáp án A, C, D sai.

    Câu 3. Đáp án: A                  

    Hướng dẫn trả lời:

    Tuyến giáp là 1 tuyến nội tiết, chất tiết đổ thẳng vào máu không đi theo ống dẫn.

    Đáp án B, C, D sai vì đều là các tuyến ngoại tiết, chất tiết theo ống dẫn đến cơ quan tác động.

    Câu 4. Đáp án: D                  

    Hướng dẫn trả lời:

    Hoocmôn là sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết.

    Đáp án A, B, C sai.

    Câu 5. Đáp án: D                  

    Hướng dẫn trả lời:

    Vai trò của hoocmôn là duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể.

    Đáp án A, B, C sai vì đều là các nhận định đúng.


    GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: ĐỖ THU HIỀN

    ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN BÌNH DƯƠNG       

    Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

    Bài 56: Tuyến Yên Tuyến Giáp