Table of Contents
Nhân tố nhiệt độ và độ ẩm đã ảnh hưởng tới đời sống thực vật và động vật như thế nào?
I. Lý thuyết
Nội dung | Nhân tố nhiệt độ | Nhân tố độ ẩm |
Mức độ ảnh hưởng | Ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. | Ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật. |
Phân loại | Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Gồm các loài như chim, thú và con người. Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Gồm các loài như vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương (cá, lưỡng cư, bò sát).
| Thực vật ưa ẩm: loài sống gần nước hoặc dưới tán của cây khác. Thực vật chịu hạn: sống ở nơi có khí hậu khô như hoang mạc, núi đá. Động vật ưa ẩm: sống dưới nước hoặc trong đất. Động vật ưa khô: các loài động vật sống trên cạn và những nơi khô nóng. |
Đặc điểm thích nghi | Sinh vật ưa lạnh:
Sinh vật ưa nóng:
| Thực vật ưa ẩm: trong điều kiện ánh sáng yếu lá có phiến mỏng, bản rộng, mô giậu kém phát triển, còn trong điều kiện ánh sáng mạnh có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển. Thực vật chịu hạn: thân mọng nước, lá và thân tiêu giảm, lá biến thành gai. Động vật ưa ẩm: da trần, bề mặt cơ thể ẩm ướt,... Động vật ưa khô: da phủ lớp vảy sừng chống mất nước. |
II. Bài tập luyện tập ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật của hệ thống NK – LTT
Phần 1: Câu hỏi tự luận
Câu 1: Trong các nhân tố sinh thái nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất, vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất: ánh sáng
Giải thích:
- Khi cường độ chiếu sáng tăng thì nhiệt độ môi trường tăng theo và độ ẩm giảm xuống.
- Khi cường độ chiếu sáng giảm thì nhiệt độ môi trường giảm và độ ẩm tăng.
- Năng lượng do ánh sáng chiếu xuống mặt đất, một phần đã chuyển hóa thành năng lượng trong các cơ thể sống nhờ quá trình quang hợp.
Câu 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các hoạt động sinh lý nào của sinh vật?
Hướng dẫn trả lời:
Ảnh hưởng đến quang hợp và hô hấp.
Ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.
Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Những sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt?
- Giun đất
- Hổ
- Ếch
- Nấm
- Hoa mười giờ
- Chuột
- (1), (2) và (4).
- (2), (3) và (6).
- (1), (3), (4) và (5).
- (1), (3), (4) và (6).
Câu 2. Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là
- cá sấu, ếch đồng, giun đất, mèo.
- cá voi, cá heo, mèo, chính bồ câu.
- thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cua.
- cá rô phi, tôm đồng, cá thu, thỏ.
Câu 3. Giải thích nào đúng khi nói về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai?
- Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão.
- Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng tự vệ khỏi con người phá hoại.
- Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn của sa mạc.
- Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp hạn chế tác động của ánh sáng.
Câu 4. Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng, bờ ao là
- cây có phiến lá to, rộng và dày.
- cây có lá tiêu giảm, biến thành gai.
- cây biến dạng thành thân bò.
- cây có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.
Câu 5. Dựa vào khả năng thích nghi của động vật với lượng nước trong môi trường, người ta chia làm hai nhóm
- động vật ưa nước và động vật kị nước.
- động vật ưa ẩm và động vật chịu hạn.
- động vật ở cạn và động vật kị nước.
- động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1:
Đáp án - C.
Hướng dẫn trả lời (SGK trang 127)
Câu 2:
Đáp án - C.
Hướng dẫn trả lời: (SGK trang 127)
Câu 3:
Đáp án - C
Hướng dẫn trả lời: (SGK trang 128 – lá biến thành gai giúp làm giảm diện tích tiếp xúc của cơ thể với môi trường bên ngoài, hạn chế sự thất thoát nước qua cutin và khí khổng ở lá).
Câu 4:
Đáp án - D.
Hướng dẫn trả lời: (SGK trang 128).
Câu 5:
Đáp án - D
Hướng dẫn trả lời: (SGK trang 128).
Giáo viên biên soạn: Lê Thị Lâm
Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương