Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 8»Phép Nhân Và Phép Chia Các Đa Thức»Bài 7: Phân Tích Đa Thức Thành Nhân Tử B...

Bài 7: Phân Tích Đa Thức Thành Nhân Tử Bằng Phương Pháp Dùng Hằng Đẳng Thức

Lý thuyết Bài Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức môn toán 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Kiến thức cần nhớ

a) Bãy hằng đẵng thức đáng nhớ:

1)  A2 + 2AB + B2 = (A + B)2

2) A2 – 2AB + B2 = (A – B)2

3) (A – B)(A + B) = A2 – B2

4) A3 + 3A2B + 3AB2 + B3 = (A + B)3

5) A3 – 3A2B + 3AB2 – B3 = (A – B)3

6) A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2)

7) A3 – B3 = (A – B)(A2 + AB + B2)

b) Phân tích đa thức ra nhân tử là biến đổi đa thức thành tích giữa những đa thức

c) Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẵng thức là biến đổi hằng đẵng thức từ dạng tổng thành tích.

Cách làm:

  • Bước 1: Xác định dạng hằng đẳng thức
  • Bước 2: Viết công thức ngoặc
  • Bước 3: Diền a và b thích hợp vào ngoặc

2. Ví dụ: phân tích các đa thức sau thành nhân tử

Đa thức

Dạng – Công thức ngoặc

Số thích hợp

a) 4x2 + 4x + 1

= (2x)2 + 2.(2x).(1) + (1)2

= (2x + 1)2

a2 + 2ab + b2

( )2 + 2( )( ) + ( )2

a = 2x

b = 1

b) 4x2 – 4x + 1

= (2x)2 - 2(2x)(1) + (1)2

= (2x – 1)2

a2 - 2ab + b2

( )2 - 2( )( ) + ( )2

a = 2x

b = 1

c) 4x2 – 1

= (2x)2 – (1)2

= (2x – 1)(2x + 1)

a2 – b2

( )2 – ( )2

a = 2x

b = 1

d) 8x3 + 12x2 + 6x + 1

= (2x)3 + 3(2x)2(1) + 3(2x)(1)2 + (1)3

= (2x + 1)3

a3 + 3a2b + 3ab2 + b3

( )3 + 3( )2( ) + 3( )( )2 + ( )3

a = 2x

b = 1

d) 8x3 - 12x2 + 6x – 1

= (2x)3 - 3(2x)2(1) + 3(2x)(1)2 - (1)3

= (2x – 1)3

a3 - 3a2b + 3ab2 + b3

( )3 - 3( )2( ) + 3( )( )2 - ( )3

a = 2x

b = 1

e) 8x3 + 1

= (2x)3 + (1)3

= (2x + 1)(4x2 - 2x + 1)

a3 + b3

( )3 + ( )3

a = 2x

b = 1

e) 8x3 – 1

= (2x)3 - (1)3

= (2x - 1)(4x2 + 2x + 1)

a3 - b3

( )3 - ( )3

a = 2x

b = 1

 

3. Vận dụng

Phân tích các đa thức sau ra nhân tử

a) x3 + 3x2 + 3x + 1

= (x)3 + 3(x)2(1) + 3(x)(1)

= (x + 1)3

b) (x + y)2 – (3x)2

= (x + y – 3x)(x + y +3x)

= (y – 2x)(y + 4x)

Tính nhanh:


Lưu ý: Để làm tốt phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp hằng đãng thức học sinh cần phải học thuộc và vận dụng nhuần nhuyễn bảy hằng đẵng thức đáng nhớ


Biên soạn: GV. LƯƠNG ĐÌNH TRUNG

SĐT: 0916 872 125

Đơn Vị: TRUNG TÂM ĐỨC TRÍ - 028 6654 0419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Lương Đình Trung

Bài 6: Phân Tích Đa Thức Thành Nhân Tử Bằng Phương Pháp Đặt Nhân Tử Chung
Bài 8: Phân Tích Đa Thức Thành Nhân Tử Bằng Phương Pháp Nhóm Hạng Tử