Picture of the author
Picture of the author
SGK Vật Lý 11»Mắt. Các Dụng Cụ Quang»Bài 33: Kính Hiển Vi

Bài 33: Kính Hiển Vi

Lý thuyết bài Kính hiển vi môn Vật lý 11 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Kính hiển vi là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ, với số bội giác lớn hơn rất nhiều so với số bội giác của kính lúp.

bai-33-kinh-hien-vi-1
Kính hiển vi điện tử
bai-33-kinh-hien-vi-2
Kính hiển vi kĩ thuật số

I. Cấu tạo kính hiển vi

Gồm hai bộ phận chính: vật kính và thị kính.

+ Vật kính O1: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 rất ngắn (vài mm).

+ Thị kính O2: là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 ngắn (vài cm), như một kính lúp.

Hai kính được đặt đồng trục, khoảng cách O1O2 giữa chúng không đổi.

Ngoài ra còn có một bộ phận dùng để chiếu sáng vật cần quan sát.

bai-33-kinh-hien-vi-3

II. Cách ngắm chừng

Vật phẳng AB qua vật kính O1 cho ảnh thật A'B' lớn hơn vật AB. A'B' qua thị kính O2 cho ảnh ảo cuối cùng A"B" rất lớn ngược chiều với vật AB. Mắt đặt sát sau thị kính để quan sát ảnh A"B".   

Khi ngắm chừng ở ¥ thì ảnh A'B' ở tiêu điểm vật F2 của thị kính.

III. Số bội giác kính hiển vi

Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực: Đ

+ δ = F'1F2 là độ dài quang học của kính hiển vi.

+ f1; f2 là tiêu cự của vật kính và thị kính.

+ Đ là khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt (thường Đ = 25 cm).

bai-33-kinh-hien-vi-4

IV. Bài tập luyện tập kính hiển vi của trường Nguyễn Khuyến

Bài 1: Một kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực có số bội giác 250. Quan sát vật AB = 1 μm;

a) Tính góc trông ảnh của vật AB qua kính. Cho Đ = 25 cm.

b) Tính độ lớn của một vật đặt ở điểm cực cận, được nhìn dưới góc trông

ĐÁP ÁN

a) ĐÐ

b) Ð.

Bài 2: Kính hiển vi có vật kính L1 với tiêu cự f1 = 0,1 cm, thị kính L2 với tiêu cự f2 = 2 cm và độ dài quang học δ = 18cm. Mắt bình thường có điểm cực cận cách mắt 25 cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính.

a) Xác định phạm vi đặt vật trước vật kính để mắt có thể nhìn rõ ảnh của vật qua kính.

b) Quan sát các hồng cầu có đường kính 7 μm. Tính góc trông ảnh của các hồng cầu qua kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.

c) Nếu năng suất phân li của mắt là thì người quan sát có thể thấy rõ các hồng cầu đó không ?

ĐÁP ÁN

a) Sơ đồ tạo ảnh:

bai-33-kinh-hien-vi-5

+ Trường hợp ngắm chừng ở cực viễn:

- Điểm cực viễn của mắt thường ở vô cực. A2B2 ở vô cực nên A1B1 ở tiêu điểm vật của thị kính. A1B1 trước O2 một khoảng bằng f2 = 2 cm. Khi đó chiều dài của kính hiển vi là:


+ So với O1 thì A1B1 cách O1 là:

+

+ Trường hợp ngắm chừng ở cực cận:

A2B2 ở điểm cực cận, nên trước mắt 25 cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính O2 tức là sau O2 một khoảng 2 cm, nên A2B2 trước O2 là 25 – 2 = 23 cm suy ra .

+

+ Phạm vi ngắm chừng: từ  đến .

b) Đ

ĐĐ

c) Người quan sát có thể thấy rõ các hồng cầu qua kính hiển vi vì .

Bài 3: Kính hiển vi có vật kính có tiêu cự f1 = 2,4 cm, thị kính có tiêu cự f2 = 4 cm và độ dài quang học δ =16 cm. Vật AB đặt trước vật kính. Mắt một học sinh không có tật có khoảng cực cận là 24 cm. Mắt quan sát ảnh của vật AB ở trạng thái không điều tiết. Tính khoảng cách từ vật AB đến vật kính và số bội giác.

ĐÁP ÁN

Sơ đồ tạo ảnh:

bai-33-kinh-hien-vi-6

+ A2B2 nằm ở điểm cực viễn của mắt không tật, nghĩa là nằm ở vô cực. Suy ra A1B1 phải đặt tại tiêu điểm vật F2 của O2.

+ Số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực:  Đ = 24

Bài 4: Kính hiển vi có vật kính L1 tiêu cự f1 = 0,8 cm và thị kính L2 tiêu cự f2 = 2 cm. Khoản cách giữa hai kính là l = 16 cm.

a) Kính được ngắm chừng ở vô cực. Tính khoảng cách từ vật đến vật kính và số bội giác. Biết người quan sát có mắt bình thường với khoảng với khoảng cực cận là OCc = 25 cm.

b) Giữ nguyên vị trí vật và vật kính, ta dịch thị kính một khoản nhỏ để thu được ảnh của vật trên màn đặt cách thị kính 30 cm.

Tính độ dịch chuyển của thị kính, xác định chiều dịch chuyển. Tính số phóng đại ảnh.

ĐÁP ÁN

a)

bai-33-kinh-hien-vi-7

+

+

+

b)

  + Dời xa vật kính đoạn

  + Số phóng đại ảnh: k = .


Giáo viên biên soạn : Ngô Thành

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 32: Kính Lúp
Bài 34: Kính Thiên Văn