Picture of the author
Picture of the author
SGK Vật Lý 7»Điện Học»Bài 24: Cường Độ Dòng Điện

Bài 24: Cường Độ Dòng Điện

Lý thuyết Cường Độ Dòng Điện Vật lý 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Cường độ dòng điện

1. Quan sát thí nghiệm của giáo viên

Quan sát dụng cụ có tên gọi là ampe kế (hình H.1) trong thí nghiệm của giáo viên.

bai-24-cuong-do-dong-dien-1

Nhận xét: Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

2. Cường độ dòng điện

- Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.

- Đơn vị đo của cường độ dòng điện là ampe (A).

- Khi dòng điện có giá trị nhỏ người ta dùng đơn vị miliampe (mA).

            1 mA = 0,001 A;                1 A = 1000 mA.

II. Ampe kế

bai-24-cuong-do-dong-dien-2

Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.

- Trên mặt ampe kế có ghi chữ A (đơn vị đo tính theo ampe), chữ mA (đơn vị đo tính theo miliampe).

- Trên mỗi ampe kế có ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN).

- Ampe kế có thể dùng kim chỉ thị hoặc hiện số (hình H.2).

- Kí hiệu của ampe kế: bai-24-cuong-do-dong-dien-6

III. Đo cường độ dòng điện

bai-24-cuong-do-dong-dien-3

- Mắc mạch điện như hình H.3. Khi dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện cần mắc chốt (+) của ampe kế với cực dương của nguồn điện (chú ý không mắc trực tiếp ampe kế vào hai cực của nguồn điện).

- Kiểm tra hoặc điều chỉnh để kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0.

- Đóng công tắc, đợi cho kim ampe kế đứng yên, đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện.

- Thay nguồn điện hai pin và tiến hành tương tự.

Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng.


Bài tập luyện tập cường độ dòng điện của trường Nguyễn Khuyến

Câu 1. Người ta dùng ampe kế để đo

A. lượng điện tích chạy qua đoạn mạch.                                

B. cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.

C. sự mạnh, yếu của nguồn điện.

D. độ sáng của bòng đèn trong đoạn mạch.


Câu 2. Dòng điện có cường độ 1,25 A khi được đổi sang đơn vị miliampe có giá trị là

A. 0,125 mA

B. 12,5 mA

C. 125 mA

D. 1250 mA.


Câu 3. Dòng điện có cường độ 155 mA khi được đổi sang đơn vị ampe có giá trị là

A. 1,55 A

B. 0,155 A

C. 15,5 A

D. 0,0155 A.


Câu 4. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2 A. Trong các ampe kế có giới hạn đo sau đây, dùng ampe kế nào để đo cường độ dòng điện trên là phù hợp nhất?

A. 120 mA.

B. 1 A. 

C. 12 A.

D. 2 A.


Câu 5. Đơn vị đo của cường độ dòng điện là

A. héc.

B. đêxiben.

C. ampe. 

D. kilôgam.


Câu 6. Khi dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua đoạn mạch, cách mắc nào sau đây là đúng?

A. Mắc trực tiếp ampe và hai cực của nguồn điện.

B. Mắc chốt dương (+) của ampe kế vào cực âm của nguồn.

C. Mắc chốt dương (+) của ampe kế vào cực dương của nguồn.

D. Mắc chốt âm (-) của ampe kế vào cực dương của nguồn.


Câu 7. Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?                    

A. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.

B. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ 0,35 A.

C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A.

D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,50 A.


Câu 8. Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?

A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.

B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.

C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.

D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.


Câu 9. Hình nào sau đây thể hiện đúng cách mắc của ampe kế để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn?

bai-24-cuong-do-dong-dien-4

A. Hình 1.

B. Hình 2.

C. Hình 3.

D. Hình 4.


Câu 10. Một ampe kế khi đo cường độ dòng điện qua một đoạn mạch có mặt đồng hồ và kim chỉ thị như hình vẽ. Hãy cho biết giá trị cường độ đo được ở trường hợp này.

bai-24-cuong-do-dong-dien-5

A. 2,7 A.

B. 3,4 A.

C. 2,7 mA.

D. 3,4 mA.


Hướng dẫn giải bài tập luyện tập cường độ dòng điện

ĐÁP ÁN

Câu 1: Chọn B.

+ Người ta dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện.

Câu 2: Chọn D.

+ 1,25 A = 1250 mA.

Câu 3: Chọn B.

+ 155 mA = 0,155 A.

Câu 4: Chọn D.

+ 2 A

Câu 5: Chọn C.

+ ampe

Câu 6: Chọn C.

+ Mắc chốt dương (+) của ampe kế vào cực dương của nguồn.

Câu 7: Chọn A.

+ Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.

Câu 8: Chọn B.

+ Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.

Câu 9: Chọn C.

+ Hình 1 và hình 4 ampe kế mắc trực tiếp vào hai cực của nguồn là sai.

+ Hình 2 ampe kế mắc sai cực.

Câu 10: Chọn B.

+ 3,4 A.

  


Giáo viên biên soạn : Trần Thị Nguyên

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Vật Lý

Bài 23: Tác Dụng Từ, Tác Dụng Hóa Học Và Tác Dụng Sinh Lí Của Dòng Điện
Bài 25: Hiệu Điện Thế