Picture of the author
Picture of the author
SGK Vật Lý 9»Điện Từ Học»Bài 21: Nam Châm Vĩnh Cửu

Bài 21: Nam Châm Vĩnh Cửu

Lý thuyết bài nam châm vĩnh cửu môn vật lý 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Từ tính của nam châm

- Nam châm là những vật có tính chất từ (từ tính), chúng có thể hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.

    + Các kim loại bị hút bởi nam châm gọi là các vật liệu từ.

Ví dụ: sắt, thép, niken, côban ...

bai-21-nam-cham-vinh-cuu-1

    + Các kim loại không thuộc vật liệu từ thì hầu như không bị nam châm hút.

    Ví dụ: đồng, nhôm, bạc...

bai-21-nam-cham-vinh-cuu-2

- Nam châm vĩnh cửu (thường gọi tắt là nam châm) có từ tính tồn tại trong một thời gian khá dài.

- Trong cuộc sống, nam châm vĩnh cửu được sản xuất với nhiều hình dạng khác nhau và bằng vật liệu khác nhau

    + Về hình dạng: dạng chữ U, dạng thanh, dạng trụ, dạng đĩa...

bai-21-nam-cham-vinh-cuu-3

    + Về vật liệu khác nhau như nam châm đen (nam châm ferrite), nam châm trắng (nam châm đất hiếm), nam châm dẻo (làm từ hợp chất của nhựa hoặc cao su với một loại bột sắt)...

bai-21-nam-cham-vinh-cuu-4

- Mỗi nam châm có hai cực từ: Cực Bắc và cực Nam.

Kí hiệu các cực của nam châm:

    + Kí hiệu theo màu sắc: Cực Nam sơn màu xanh, cực Bắc sơn màu đỏ.

    + Kí hiệu bằng chữ: Cực Nam viết chữ S, cực Bắc viết chữ N.

bai-21-nam-cham-vinh-cuu-5

2. Tương tác giữa hai nam châm

Khi đưa cực từ của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên (hình a), đẩy nhau nếu các cực cùng tên (hình b).


Biên soạn: Tạ Nguyễn Nguyên Bình

SĐT: 0382 078 559 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tạ Nguyễn Nguyên Bình

Bài 22: Tác Dụng Từ Của Dòng Điện - Từ Trường