Picture of the author
Picture of the author
SGK Vật Lý 9»Điện Từ Học»Bài 25: Sự Nhiễm Từ Của Sắt, Thép - Nam ...

Bài 25: Sự Nhiễm Từ Của Sắt, Thép - Nam Châm Điện

Lý thuyết bài sự nhiễm từ của sắt, thép - nam châm điện môn vật lý 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Sự nhiễm từ của sắt, thép

- Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.

- Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.

Ngắt công tắc, ống dây có lõi sắt non không hút các kẹp giấy còn ống dây có lõi thép thì hút các vụn giấy

bai-25-su-nhiem-tu-cua-sat-thep-nam-cham-dien-1

⇒ Sở dĩ sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm.

Khi đóng công tắc ống dây có lõi sắt và thép hút các kẹp giấy

bai-25-su-nhiem-tu-cua-sat-thep-nam-cham-dien-2

⇒ Không những sắt, thép mà các vật liệu từ như niken, coban... đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.

2. Nam châm điện và nam châm vĩnh cửu

- Nam châm điện là ống dây có dòng điện chạy qua và trong có lõi sắt. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện qua ống dây hoặc tăng số vòng của ống dây.

bai-25-su-nhiem-tu-cua-sat-thep-nam-cham-dien-3

- Nam châm vĩnh cửu là một lõi thép đã bị nhiễm từ.


Biên soạn: Tạ Nguyễn Nguyên Bình

SĐT: 0382 078 559 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tạ Nguyễn Nguyên Bình

Bài 24: Từ Trường Của Ống Dây Có Dòng Điện Chạy Qua
Bài 26: Ứng Dụng Của Nam Châm