Picture of the author
Picture of the author
SGK Vật Lý 9»Điện Từ Học»Bài 36: Truyền Tải Điện Năng Đi Xa

Bài 36: Truyền Tải Điện Năng Đi Xa

Lý thuyết bài truyền tải điện năng đi xa môn vật lý 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

1. Hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện

- Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.

    Gọi P là công suất điện cần truyền đi.

    U là hiệu điện thế hai đầu đường dây truyền tải điện.

    I là cường độ dòng điện trên đường dây tải điện.

    R là điện trở của đường dây tải điện.

    + Công suất điện cần truyền đi: P = U.I

    + Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn: Php = I2.R


- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây dẫn.

2. Biện pháp làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện

    Để giảm hao phí trên đường dây tải điện, cách tốt nhất đang được áp dụng hiện nay là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.

    Chú ý:

    Có loại máy biến thế chỉ gồm một cuộn dây được gọi là máy biến thế tự ngẫu. Cuộn dây của loại máy này có nhiều đầu ra. Tùy thuộc vào nguồn điện và tải tiêu thụ nối với những đầu nào của cuộn dây mà máy có tác dụng tăng thế hoặc hạ thế. Ở hình vẽ nếu nguồn điện nối vào A, B còn tải tiêu thụ nối vào A, C thì máy có tác dụng hạ thế và ngược lại.

bai-36-truyen-tai-dien-nang-di-xa-1


Biên soạn: Tạ Nguyễn Nguyên Bình

SĐT: 0382 078 559 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tạ Nguyễn Nguyên Bình

Bài 35: Các Tác Dụng Của Dòng Điện Xoay Chiều - Đo Cường Độ Và Hiệu Điện Thế Xoay Chiều
Bài 37: Máy Biến Thế