Table of Contents
Trong đời sống, axit được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp, y tế và nhiều lĩnh vực khác. Axit được xem là một hợp chất có vai trò quan trọng trong quá trình hóa học như: điều chế hợp chất, trung hòa chất kiềm và thúc đẩy phản ứng hóa học giữa các chất xảy ra. Chúng ta hãy cúng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về các tính chất vật lý, tính chất hóa học của axit và một số axit thường xuyên gặp trong bài viết sau đây nhé:
Khái quát về axit
Axit (Acid) là hợp chất có cấu tạo gồm gốc axit liên kết với một hay nhiều nguyên tử hiro. Các gốc axit vô cơ thường gặp là:
Các axit hữu cơ thường gặp là Axit formic (có trong nọc kiến), Axit axetic (trong giấm ăn), Axit propionic (có trong đường phân hủy), Axit stearic (có trong mỡ bò), Axit lactic có trong sữa chua.
Tính chất vật lí cơ bản của axit
Axit thường là những chất lỏng tan trong nước, có vị chua. Axit có độ pH nhỏ hơn 7, độ pH càng nhỏ chứng tỏ axit càng mạnh. Axit có tính ăn mòn và làm đau buốt da khi tiếp xúc (axit mạnh). Axit tan được trong nước là các chất điện ly có khả năng dẫn điện.
Phân loại axit
Axit thường được phân thành các loại:
Phân loại theo cấu tạo phân tử có oxi hay không?
Axit không có oxi:
Axit có oxi:
Phân loại axit theo độ mạnh yếu
Axit mạnh:
Axit yếu:
Phân loại theo tính chất phân tử
Axit vô cơ:
Axit hữu cơ: axit axetic
Các tính chất hóa học của axit
Làm đổi màu chất chỉ thị
Axit có thể làm đổi màu của quỳ tím từ màu tím chuyển sang màu đỏ,axit càng mạnh thì càng chuyển màu nhiều, càng yếu thì chuyển màu ít và gần giống với màu hồng, đặc điểm này dùng để nhận biết axit.
Tác dụng với bazơ
Axit tác dụng với bazo hoặc dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
Tác dụng với oxit bazơ.
Axit tác dụng với oxit bazơ cũng tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
Tác dụng với muối.
Axit chỉ tác dụng với muối khi thỏa các điều kiện sau:
- Tạo ra chất khí.
- Tạo ra kết tủa.
- Tạo ra nước.
- Tạo axit yếu hơn.
Ví dụ:
Tác dụng với kim loại.
Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro.
Dãy hoạt động của một số kim loại phổ biến như sau: K , Na , Ba , Ca , Mg , Al , Zn , Fe , Ni , Sn , Pb , H , Cu , Hg , Ag , Pt , Au.
Ví dụ:
Ag, Au, Pt đứng sau H nên chỉ có thể dùng dung dịch nước cường toan để hòa tan chúng. Nước cường toan được tạo thành bằng cách trộn lẫn dung dịch axit nitric đậm đặc và dung dịch axít clohiđric đậm đặc, tối ưu là ở tỉ lệ mol 1:3.
Ví dụ:
Vàng tác dụng với nước cường toan.
Các tính chất hóa học của axit cơ bản
Tính chất hóa học của axit clohidric
Tác dụng với bazơ, oxit bazơ → muối + H2O.
Ví dụ:
Tác dụng với kim loại → muối + H2.
Ví dụ:
Tác dụng với muối → muối mới + axit mới
Ví dụ:
Ngoài tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại HCl còn có cả tính khử:
HCl thể hiện tính khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa:
Tính chất hóa học riêng của axit nitric
Ngoài các tính chất kể trên HNO3 còn có tính oxi hóa mạnh giúp tác dụng với cả các kim loại yếu đứng sau H như Cu, Hg, Ag và khi phản ứng với kim loại sinh ra nhiều loại khí khác như:
Ví dụ:
Tác dụng với phi kim sinh ra sinh ra axit chứa oxi của phi kim đó:
Ví dụ:
Tính chất hóa học của axit sunfuric
Axit sunfuric loãng có đầy đủ tính chất của một axit cơ bản, đó là làm giấy quỳ đổi màu, tác dụng bazơ và oxit bazơ, tác dụng với muối và kim loại sinh ra khí
Axit sunfuric đặc có nhiều mức oxi hóa như -2, 0, +4, +6 nên có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh.
Tác dụng với kim loại sinh ra khí SO2, H2S.
Ví dụ:
Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim và nước.
Ví dụ:
Ngoài ra còn có thể tác dụng với chất khử khác.
Ví dụ:
*Lưu ý Al, Fe, Cr thụ động với
Tính chất hóa học của axit axetic
Axit axetic là một axit với độ mạnh trung bình cũng thể hiện rõ tính chất của một axit
Axit axetic tác dụng với oxit bazơ, bazơ tạo thành muối và nước.
Axit axetic tác dụng với kim loại (trước H) giải phóng H2:
Axit axetic tác dụng với muối của axit yếu hơn.
Axit axetic tác dụng với rượu tạo ra este và H2O :
Bên trên là hệ thống các kiến thức về axit cũng như tính chất hóa học của axit cực kì đầy đủ, hy vọng sẽ giúp ích được các em học sinh trong việc nghiên cứu về đề tài axit này.