Table of Contents
Trong hóa học, chúng ta dễ dàng bắt gặp Oxi liên kết với một số nguyên tố khác tạo thành hợp chất oxit. Vậy có những loại oxit nào? Những tính chất hóa học của oxit là gì? Để giải đáp các thắc mắc trên, mời các em học sinh tham khảo bài viết có tổng hợp toàn bộ lý thuyết về hợp chất oxit và một số bài tập vận dụng về oxit sau đây:
Oxit là gì?
Là hợp chất của oxi và một nguyên tố hóa học khác.
Ví dụ:
Phân loại oxit
Oxit axit
Oxit axit là những oxit khi tác dụng với nước tạo ra axit, hoặc khi tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối.
Ví dụ:
*Oxit axit thông thường là oxit của phi kim, tuy nhiên một số oxit kim loại có hóa trị cao là oxit axit.
Ví dụ:
Oxit bazơ
Oxit bazơ là những hợp chất hóa học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxi.
Ví dụ:
Oxit trung tính
Oxit trung tính là những oxit khá trơ về mặt hóa học, không phản ứng với nước, không phản ứng với bazơ hay axit để tạo muối.
Ví dụ:
Oxit lưỡng tính
Là oxit có thể tác dụng với cả axit và bazơ.
Ví dụ:
Phương trình ZnO tác dụng với axit và bazơ:
Cách gọi tên oxit
Tên oxit axit: (Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + ‘‘Oxit’’
Tiền tố nguyên tử:
- 1: mono (không cần đọc đối với các hợp chất thông thường);
- 2: đi
- 3: tri
- 4: tetra
- 5: penta
- 6: hexa
- 7: hepta
- 8: octa
- 9: nona
- 10: deca
Ví dụ:
- SO3: Lưu huỳnh trioxit,
- N2O5: Đinitơ pentaoxit,
- ZnO: Kẽm oxit,
- UO2: Urani đioxit,
- Mn2O7: Đimangan heptaoxit
Tên oxit bazơ: Tên kim loại (+ hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị, hóa trị được ghi bằng chữ số Latinh) +’’Oxit’’
Ví dụ:
- Fe2O3: Sắt(III) oxit
- CuO: đồng (II) oxit
- Cu2O: đồng (I) oxit
- BaO: Bari oxit
Tính chất hoá học của oxit
1. Tính chất hoá học của oxit axit
Tác dụng với nước
Hầu hết các oxit axit khi tác dụng với nước sẽ tạo thành axit tương ứng.
Ví dụ:
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
N2O5 + H2O →2HNO3
SO2 + H2O→ H2SO3
Tác dụng với dung dịch bazơ:
Oxit axit tác dụng với dung dịch ba zơ sinh ra muối và nước.
Ví dụ:
P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O
N2O5 + 2NaOH → 2NaNO3 + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → 2H2O + CaSO3
Tác dụng với oxit bazơ
Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.
Ví dụ:
CO2 + BaO → BaCO3
SO3 + BaO → BaSO4
SO2 + CaO → CaSO3
2. Tính chất hoá học của oxit bazơ
Tác dụng với nước
Các oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (trừ beri oxit).Còn các oxit bazơ kim loại còn lại hầu như không tan trong nước.
Ví dụ:
K2O + H2O →2KOH
Na2 O + H2O → 2NaOH
CaO+H2O → Ca(OH)2
BaO+ H2O → Ba(OH)2
Li2O+ H2O → LiOH
Tác dụng với axit
Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
MgO + 2HCl → MgCl2 +H2O
Na2O+HNO3 → NaNO3+ H2O
BaO + H2SO4 → BaSO4+H2O
Tác dụng với oxit axit
Tương tự như oxit axit, oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Bài tập
Đốt cháy hoàn toàn 24g C và cho toàn bộ khí CO2 được sinh ra tác dụng với dung dịch NaOH 1M. Tìm thể tích dung dịch NaOH 1M khi xảy ra các trường hợp sau:
a/ Chỉ thu được muối NaHCO3
b/ Chỉ thu được muối Na2CO3?
c/ Thu được cả 2 muối với nồng độ mol của Na2CO3 bằng 3 lần nồng độ mol của NaHCO3?
Trong trường hợp này phải tiếp tục thêm bao nhiêu lit dung dịch NaOH 1M nữa để được 2 muối có cùng nồng độ mol.
ĐÁP ÁN
C+O2 → CO2 (1)
CO2+NaOH → Na2CO3+ H2O (2)
Na2CO3+CO2 +H2O → 2NaHCO3 (3)
Theo phương trình(1):
Theo phương trình (2) (3)
a/
b/ nNaOH =
c/ gọi x là số mol Na2CO3, y là số mol NaHCO3, ta được phương trình sau:
Gọi a là số mol NaOH thêm vào, NaOH thêm vào chính là sự giảm muối Na2CO3 và tăng lên muối NaHCO3
1,5 - a = 0.5 + a
Hy vọng là các kiến thức trên đây sẽ giúp các em hiểu biết hơn về hợp chất oxit và tính chất hóa học của oxit. Từ đó các em có thể vận dụng và giải các bài tập liên quan đến oxit, một kiến thức trọng tâm trong hóa học. Đặc biệt là oxit axit và oxit bazo.