Table of Contents
Quần xã sinh vật và hệ sinh thái là những khái niệm quan trọng trong môn Sinh học. Quần xã sinh vật liên quan đến nhóm các loài sống trong cùng một khu vực, trong khi hệ sinh thái tương tác giữa sinh vật và môi trường sống. Hiểu về hai khái niệm này giúp chúng ta nắm bắt sự đa dạng và cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết hơn qua bài viết sau:
1. Quần xã sinh vật
1.1 Khái niệm về quần xã sinh vật
1.2 Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1.2.1 Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
- Loài ưu thế: là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
- Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó. Ví dụ: Cá cóc ở Tam Đảo, cây cọ ở vùng đồi Phú Thọ, cây tram ở rừng U Minh,…
1.2.2 Đặc trưng về phân bố cá thể của quần xã
- Sự phân thành nhiều tầng cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới.
- Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng.
- Sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi đến chân núi.
- Sự phân bố sinh vật từ vùng đất ven bờ biển đến vùng khơi xa.
- Phân li ổ sinh thái → giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.
1.3 Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật
Quan hệ | Đặc điểm | Ví dụ | |
Hỗ trợ | Cộng sinh + | Là quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các bên đều có lợi; tuy nhiên mỗi bên chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp tác của bên kia. | - Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm và vi khuẩn trong địa y. - Vi khuẩn cố định đạm (Rhizobium) cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu. - Cộng sinh giữa kiến và cây kiến. - Trùng roi sống trong ruột mối - Một số loài cua mang trên thân những con hải quỳ. |
Hợp tác + | Cũng giống như cộng sinh, hai loài sống chung và cả 2 cùng có lợi tuy nhiên nếu tách riêng ra thì chúng vẫn tồn tại được. | - Chim sáo và trâu rừng - Chim nhỏ ăn thức ăn thừa ở răng cá sấu. - Chim mỏ đỏ và linh dương - Lươn biển và cá nhỏ | |
Hội sinh 0 → + | Là quan hệ giữa 2 loài sinh vật, 1 bên có lợi bên kia không hại gì. | - Cá ép sống bám trên cá lớn - Dương xỉ và cây gỗ - Phong lan trên cây gỗ | |
Đối kháng | Cạnh tranh - | Là mối quan hệ giữa các loài có cùng chung nhau nguồn sống, các loài cạnh tranh nhau giành thức ăn, nơi ở… | Đối với thực vật: cạnh tranh giành khoảng không gian có nhiều ánh sáng - Đối với động vật: cạnh tranh gay gắt ở những loài có cùng nhu cầu về thức ăn, nơi ở … |
Ký sinh - | - Là quan hệ loài sinh vật này sống nhờ cơ thể của loài sinh vật khác lấy chất dinh dưỡng để sống. - Loài sống nhờ gọi vật kí sinh, loài kia là vật chủ. - Vật kí sinh không giết chết ngay vật chủ mà làm suy yếu dần, bệnh rồi chết. | - Chấy, rận, kí sinh trên cơ thể người và động vật - Cây tầm gởi, dây tơ hồng sống trên cây gỗ. | |
Ức chế cảm nhiễm 0 → - | - Là quan hệ 1 loài sinh vật trong quá trình sống đã kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của loài khác. | - Hiện tượng thủy triều đỏ(nước nở hoa) - Cây tỏi tiết ra chất tiêu diệt các vi sinh vật. | |
Sinh vật này ăn sinh vật khác - | + Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn + Phân loại: - Động vật ăn thực vật - Động vật ăn thịt (vật dữ và con mồi) - Thực vật bắt sâu bọ | - Bò ăn cỏ - Hổ ăn thỏ - Cây nắp ấm bắt ruồi |
1.4 Hiện tượng khống chế sinh học
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
2. Diễn thế sinh thái
2.1 Khái niệm diễn thế sinh thái
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
2.2 Các loại diễn thế sinh thái
2.3 Nguyên nhân của diễn thế
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có thể phân diễn thế sinh thái thành các dạng khác nhau:
- Nguyên nhân bên ngoài: do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã: bão, lụt, cháy, ô nhiễm… làm cho quần xã sinh vật mới dần dần hình thành và phát triển.
- Nguyên nhân bên trong: sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành ưu thế mới. Nói cách khác, trong diễn thế, nhóm loài chiếm ưu thế đã "Tự đào huyệt chôn mình".
Hoạt động khai thác tài nguyên của con người : đốt rừng, chặt cây ,xây đặp…cũng là nguyên nhân gây ra diễn thế của quần xã, có 2 mặt:
- Làm biến đổi và nhiều khi dẫn tới suy thoái quần xã.
- Góp phần cải tạo thiên nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú hơn.
2.4 Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế
Hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và những quần xã sẽ thay thế trong tương lai.
Chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
3. Hệ sinh thái
3.1 Khái niệm hệ sinh thái
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã). Trong hệ sinh thái, các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh → hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định
Hệ sinh thái là một hệ thống mở, một đơn vị cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, biểu hiện chức năng của một tổ chức sống thông qua sự trao đổi vật chất và năng lượng (đồng hóa: sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ, dị hóa: do sinh vật phân giải thực hiện)
3.2 Thành phần cấu trúc hệ sinh thái
Một hệ sinh thái bao gồm 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.
- Các chất vô cơ: nước, điôxit cacbon, ôxi, nitơ, phốtpho...
- Các chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, vitamin, hoocmôn...
- Các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, …..
- Sinh vật sản xuất: (tự dưỡng) có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ gồm thực vật là chủ yếu ,vi sinh vật tự dưỡng: trùng roi...
- Sinh vật tiêu thụ: (dị dưỡng) sử dụng nguồn chất hữu cơ có sẵn gồm các loài động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt.
- Sinh vật phân hủy: phân giải xác chết và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ trả lại môi trường gồm chủ yếu là vi khuẩn, nấm, một số động vật không xương sống (giun đất, sâu bọ,...).
3.3 Các kiểu hệ sinh thái
- Các hệ sinh thái trên cạn: Các hệ sinh thái trên cạn chủ yếu gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc và hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới.
- Các hệ sinh thái dưới nước
- Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ), điển hình ở vùng ven biển là các vùng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô và hệ sinh thái vùng biển khơi.
- Các hệ sinh thái nước ngọt được chia ra thành các hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ...) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).
- Các hệ sinh thái nhân tạo như đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố... đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuốc sống của con người.
- Trong nhiều hệ sinh thái nhân tạo, ngoài nguồn năng lượng sử dụng giống như các hệ sinh thái tự nhiên, để có hiệu quả sử dụng cao, người ta bổ sung thêm cho hệ sinh thái một nguồn vật chất và năng lượng khác, đồng thời thực hiện các biện pháp cải tạo hệ sinh thái.
Hệ sinh thái nhân tạo | Hệ sinh thái tự nhiên |
HST trẻ, năng suất cao nhưng không ổn định , phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và trình độ canh tác của con người. Khả năng phục hồi kém, số lượng vật nuôi, cây trồng đơn giản. Sinh khối của vật nuôi và cây trồng bị lấy đi khỏi HST để cung cấp cho con người. | HST già, sinh trưởng chậm, năng suất thấp nhưng ổn định hơn vì có tính chất tự bảo vệ. Khả năng phục hồi mạnh, phức tạp về thành phần loài. Trả lại hoàn toàn khối lượng chất hữu cơ và chất khoáng trong sinh khối cho đất, tạo chu trình vật chất khép kín. |
4. Bài tập trắc nghiệm về quần xã sinh vật, hệ sinh thái
Câu 1. Ý nghĩa của sự phân bố các cá thể trong không gian của quần xã sinh vật là
- Giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng sử dụng nguồn sống.
- Giúp cân bằng sinh học.
- Làm giảm tỉ lệ sinh.
- Giúp tăng khả năng sinh sản.
ĐÁP ÁN
Đáp án: A
Giải thích: Ý nghĩa: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.
Câu 2. Số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm bởi số lượng cá thể của quần thể khác loài là hiện tượng
- Khống chế sinh học.
- Cân bằng sinh học.
- Nhịp sinh học.
- Cân bằng quần thể.
ĐÁP ÁN
Đáp án: A
Câu 3. Quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi được gọi là quan hệ
- Cộng sinh.
- Hội sinh.
- Hợp tác.
- Kí sinh.
ĐÁP ÁN
Đáp án: A
Câu 4. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
- Số lượng cá thể nhiều.
- Sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
- Có khả năng tiêu diệt các loài khác.
- Số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
ĐÁP ÁN
Đáp án: D
Câu 5. Diễn thế nguyên sinh
- Thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái.
- Xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng của con người.
- Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
- Diễn ra trên những khu vực sống đã có quần xã sinh vật đạt trạng thái ổn định.
ĐÁP ÁN
Đáp án: C
Câu 6. Kết quả diễn thế nguyên sinh là
- Quần xã tương đối ổn định về thành phần loài.
- Thành phần loài của quần xã giảm.
- Thành phần loài của quần xã tăng.
- Loài này thay thế loài khác và quần xã không bao giờ đạt trạng thái cân bằng.
ĐÁP ÁN
Đáp án: A
Câu 7. Trong diễn thế nguyên sinh, giai đoạn sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong được gọi là
- Giai đoạn tiên phong.
- Giai đoạn đỉnh cực.
- Giai đoan cân bằng.
- Giai đoạn thay thế.
ĐÁP ÁN
Đáp án: A
Câu 8. Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môitrường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
- (1) và (4)
- (3) và (4)
- (1) và (2)
- (2) và (3)
ĐÁP ÁN
Đáp án: D
Câu 9. Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh
(1) Môi trường chưa có sinh vật.
(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực)
(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.
(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau
Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là
- (1), (2), (4), (3)
- (1), (2), (3), (4)
- (1), (4), (3), (2)
- (1), (3), (4),( 2)
ĐÁP ÁN
Đáp án: D
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây là của hệ sinh thái ?
- Trong hệ sinh thái, trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng biểu hiện chức năng của một tổ chức sống.
- Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau làm hệ sinh thái luôn thay đổi kích thước theo hướng phát triển số lượng cá thể.
- Trong hệ sinh thái quá trình đồng hóa chất hữu cơ do thực vật thực hiện còn quá trình phân giải chất hữu cơ do vi sinh vật thực hiện.
- Trong các kiểu hệ sinh thái thì rừng ôn đới có độ đa dạng cao nhất.
ĐÁP ÁN
Đáp án: A
Câu 11. Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là
- Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người.
- Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
- Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật
- Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.
ĐÁP ÁN
Đáp án: B
Giải thích: Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng thành phần loài thấp hơn nhiều so với hệ sinh thái tự nhiên nên chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản.
Câu 12. Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất ?
- Đồng rêu hàn đới
- Rừng rụng lá ôn đới
- Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga)
- Rừng mưa nhiệt đới
ĐÁP ÁN
Đáp án: D
Giải thích: Ở vùng nhiệt đới thành phần loài đa dạng nhất.
Câu 13. Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?
- Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường
- Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn
- Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng\
- Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
ĐÁP ÁN
Đáp án:B
Câu 14. Loài rận sống trên da chó và hút máu chó để nuôi sống cơ thể là biểu hiện của mối quan hệ
- hợp tác.
- kí sinh- vật chủ.
- hội sinh.
- cộng sinh.
ĐÁP ÁN
Đáp án: B
Câu 15. Động lực chính cho quá trình diễn thế sinh thái trong điều kiện tự nhiên là
- sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.
- sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật.
- các hiện tượng bất thường của môi trường sống.
- sự khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên của con người.
ĐÁP ÁN
Đáp án: A
Câu 16. Hệ sinh thái bao gồm
- nhân tố vô sinh, và quần xã sinh vật
- nhân tố vô sinh và toàn bộ vật chất hữu cơ có trong sinh quyển.
- các sinh vật khác loài.
- quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã.
ĐÁP ÁN
Đáp án: D
Câu 17. Ý nghĩa của sự phân bố các cá thể trong không gian của quần xã sinh vật là
- giảm cạnh tranh giữa các lòai và tăng khả năng sử dụng nguồn sống.
- giúp cân bằng sinh học.
- làm giảm tỉ lệ sinh.
- giúp tăng khả năng sinh sản.
ĐÁP ÁN
Đáp án: A
Câu 18. Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định, không tăng quá cao, hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã được gọi là
- cân bằng sinh học.
- khống chế sinh học.
- biến động theo chu kì.
- biến động không theo chu kì.
ĐÁP ÁN
Đáp án: B
Câu 19. Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng?
- Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng.
- Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái.
- Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
- Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng.
ĐÁP ÁN
Đáp án: C
Câu 20. Quan hệ giữa các loài sinh vật nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh?
- Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa.
- Cây tầm gửi và cây thân gỗ
- Trùng roi và mối
- Chim sáo và trâu rừng.
ĐÁP ÁN
Đáp án: A
Bài viết trên đây đã cung cấp cho chúng ta đầy đủ kiến thức về quần xã sinh vật và hệ sinh thái, bên cạnh đó cũng có các bài tập trắc nghiệm liên quan để các em vận dụng hiểu bài. Chúc các em học tập tốt
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị LyGin
Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến