Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Các phép đo»Bảng đơn vị đo thời gian chuẩn nhất - H...

Bảng đơn vị đo thời gian chuẩn nhất - Hướng dẫn cách xem đồng hồ

Bài viết này sẽ giúp các em học sinh biết cách đọc đồng hồ, xác định thời gian trong thực tế. Cùng với đó là tìm hiểu quy luật chuyển đổi giữa các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo thời gian.

Xem thêm

VOH GIáo dục chia sẻ đến các em học sinh bài viết Bảng đơn vị đo thời gian chuẩn nhất -  Hướng dẫn cách xem đồng hồ giúp các em hóc sinh hiểu, quy đổi và xem đồng hồ thời gian một cách chính xác và hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.


1. Bảng đơn vị đo thời gian 

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta sử dụng cuốn lịch, đồng hồ và cả các thiết bị điện tử để xác định thời gian. Việc tìm hiểu về các đơn vị đo thời gian giúp các em học sinh có thể lên kế hoạch và sắp hết công việc học tập của mình khoa học, hợp lý hơn.

1 thế kỉ = 100 năm 

1 năm = 12 tháng

1 năm = 365 ngày 

1 năm nhuận = 366 ngày 

Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận (tháng 2 có 29 ngày)

voh.com.vn-bang-don-vi-do-thoi-gian-0
Tính số ngày trên bàn tay (Nguồn: Internet)

Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai có 31 ngày. 

Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một có 30 ngày. 

Tháng hai có 28 ngày, nếu vào năm nhuận sẽ có 29 ngày. 

1 tuần lễ = 7 ngày 

1 ngày = 24 giờ

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây 


 2. Thực hành xem đồng hồ số

2.1. Tìm hiểu về đồng hồ số

Để có thể xem đồng hồ, xác định thời gian, chúng ta cần tìm hiểu các bộ phận của chiếc đồng hồ và ý nghĩa của chúng.

voh.com.vn-bang-don-vi-do-thoi-gian-1
Đồng hồ số (Nguồn: Internet)

Một chiếc đồng hồ số thông thường sẽ gồm có hai phần: phần kim và phần số. Có 3 chiếc kim: kim giờ, kim phút và kim giây. Các con số trên đồng hồ sẽ cho chúng ta biết thời gian hiện tại. 

  • Kim giây: Là kim dài nhất, mảnh nhất và chạy nhanh nhất trên đồng hồ số.
  • Kim phút: Là kim dài thứ hai, chạy chậm hơn kim giờ, nhanh hơn kim giây.
  • Kim giờ: Là kim ngắn nhất, chạy chậm nhất trên đồng hồ.

Ta biết một ngày có 24 giờ tuy nhiên mặt đồng hồ số chỉ có 12 con số tương ứng với 12 giờ. Thế nên, để phù hợp, ta sẽ có 12 giờ sáng và 12 giờ tối.

Từ 0 giờ đến 12 giờ: Giờ sáng.

Từ 12 giờ tới 24 giờ: Giờ tối.

2.2. Thực hành xem đồng hồ số

Quan sát đồng hồ, chúng ta sẽ đọc giờ theo thứ tự: giờ rồi đến phút, không cần đọc số giây. Một số nguyên tắc khi đọc đồng hồ sau cần lưu ý:

  • Kim giờ chỉ đúng vào con số nào thì số giờ là số đó 
  • Kim giờ ở phía trước số lớn và sau số bé thì số giờ là số bé
  • Kim phút ở số nào thì số phút bằng số đó nhân với 5

Ví dụ:

voh.com.vn-bang-don-vi-do-thoi-gian-2

Nguồn: Internet

Hình A: 

Xem hình ta thấy:

Kim giờ chỉ số 4, là 4 giờ

Kim phút chỉ số 3, có 35 = 15, là 15 phút

Vậy hiện tại đồng hồ chỉ 4 giờ 15 phút.

Hình B: 

Xem hình ta thấy: 

Kim giờ ở giữa hai số 1 và 2 (sau số 1 và trước số 2), là 1 giờ

Kim phút chỉ số 6, có 6 5 = 30, là 30 phút

Vậy hiện tại đồng hồ chỉ 1 giờ 30 phút (hay có thể gọi là 1 giờ rưỡi).

Hình C:

Xem hình ta thấy: 

Kim giờ chỉ số 9, là 9 giờ

Kim phút chỉ số 3, có 3 5 = 15, là 15 phút

Vậy hiện tại đồng hồ chỉ 9 giờ 15 phút.

Hình D: 

Xem hình ta thấy:

Kim giờ ở giữa hai số 8 và 9 (sau số 8 và trước số 9), là 8 giờ

Kim phút ở số 6, có 65= 30, là 30 phút

Vậy hiện tại đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút (hay còn gọi là 8 giờ rưỡi).

3. Các dạng bài tập liên quan 

3.1. Dạng 1: Chuyển đổi đơn vị đo thời gian 

6 năm = ...tháng

Ta có 1 năm = 12 tháng

Vậy 6 năm = 6 12 = 72 tháng.

4 năm 2 tháng = ...tháng

Ta có 1 năm = 12 tháng

4 năm = 4 12 = 48 tháng 

Vậy 4 năm 2 tháng = 48 + 2 = 50 tháng.

 giờ =...phút

Ta có 1 giờ = 60 phút 

Vậy  giờ =   60 = 45 phút.

6 phút =...giây

Ta có 1 phút = 60 giây

Vậy 6 phút = 6 60 = 360 giây.

3.2. Dạng 2: Thực hiện phép tính

Phép cộng số đo thời gian 

Ta thực hiện giống với phép cộng số tự nhiên, lưu ý cộng số cùng đơn vị đo với nhau. 

Ví dụ: 

3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút =?

voh.com.vn-bang-don-vi-do-thoi-gian-3
 

Vậy 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút = 9 giờ 37 phút.

Phép trừ số đo thời gian 

Ta thực hiện giống phép trừ số tự nhiên, lưu ý thực hiện trừ các số có cùng đơn vị đo với nhau. 

Ví dụ: 

14 năm 7 tháng - 5 năm 2 tháng =?

voh.com.vn-bang-don-vi-do-thoi-gian-4
 

Vậy 14 năm 7 tháng - 5 năm 2 tháng = 9 năm 5 tháng.

Phép nhân số đo thời gian với một số

Ta thực hiện giống phép nhân số tự nhiên, nhân từng thành phần với số đó. 

Ví dụ: 

4 giờ 23 phút 4 = ?

voh.com.vn-bang-don-vi-do-thoi-gian-5
 

Vậy 4 giờ 23 phút 4 = 17 giờ 32 phút (ta thấy 92 phút = 1 giờ 32 phút).

Phép chia số đo thời gian với một số 

Ta thực hiện giống phép chia số tự nhiên, chia từng thành phần với số đó.

Ví dụ: 

10 giờ 48 phút : 9 =?

voh.com.vn-bang-don-vi-do-thoi-gian-6
 

Vậy 10 giờ 48 phút : 9 = 1 giờ 12 phút.

4. Một số bài tập tham khảo 

Bài 1: Chuyển đổi đơn vị

a. 12 ngày = ... giờ

b. 4 phút 25 giây = ...giây

c. 2 giờ 15 phút = ... phút

ĐÁP ÁN

a. 1 ngày = 24 giờ

Vậy 12 ngày = 12 24 = 288 giờ.

b. 1 giờ = 60 phút, ta có 2 giờ = 2 60 = 120 phút

Vậy 2 giờ 15 phút = 120 phút + 15 phút = 135 phút.

c. 1 phút = 60 giây, ta có 4 phút = 4 60 = 240 giây 

Vậy 4 phút 25 giây = 240 giây + 25 giây = 265 giây.

Bài 2: Giải bài toán có lời văn 

Một người đi từ A lúc 6 giờ 45 phút và đến B lúc 8 giờ 30 phút. Giữa đường người đó nghỉ 15 phút. Nếu không kể thời gian nghỉ, người đó đi quãng đường AB hết bao nhiêu thời gian?

ĐÁP ÁN

Thời gian người đó đi quãng đường AB tính cả thời gian nghỉ là:

8 giờ 30 phút - 6 giờ 45 phút = 1 giờ 45 phút 

Thời gian người đó đi quãng đường AB không kể thời gian nghỉ là: 

1 giờ 45 phút - 15 phút = 1 giờ 30 phút

Đáp số: 1 giờ 30 phút.

Bài 3: Giải bài toán có lời văn 

Một chiếc đu quay quay mỗi vòng hết 1 phút 25 giây. Bé Lan ngồi trên đu quay và quay 3 vòng. Hỏi bé Lan ngồi trên đu quay bao lâu?

ĐÁP ÁN

Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:

1 phút 25 giây  3 = 3 phút 75 giây = 4 phút 15 giây (ta thấy 75 giây = 1 phút 15 giây)

Đáp số: 4 phút 15 giây.

Hy vọng bài viết Bảng đơn vị đo thời gian chuẩn nhất -  Hướng dẫn cách xem đồng hồ sẽ giúp ích cho các em học sinh trong quá trình tự học và ôn tập tại nhà. 

Tác giả: VOH

Trọng lực là gì? Công thức tính trọng lực, trọng lượng