Table of Contents
Bài học về tính quãng đường, vận tốc, thời gian là bài học rất quan trọng và giúp ích rất nhiều trên thực tế. Hãy cùng VOH Giáo dục tìm hiểu về công thức tính quảng đường: Cách tính và một số dạng bài tập áp dụng công thức tính quảng đường lớp 8. Đồng thời, tìm hiểu và ứng dụng thực tế để xác định khoảng cách hiệu quả trong không gian và thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
1. Công thức tính quãng đường
1.1. Công thức
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian. Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có:
S = V x T
Lưu ý:
Các đơn vị của quãng đường, vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau. Ví dụ vận tốc có đơn vị đo là km/giờ, thời gian có đơn vị là giờ thì quãng đường cũng phải có đơn vị là km.
Đơn vị của vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện phép tính nhân để tìm quãng đường. Ví dụ vận tốc có đơn vị là km/giờ, thời gian có đơn vị là phút thì ta phải đổi thời gian từ đơn vị phút sang đơn vị là giờ rồi mới áp dụng quy tắc để tính quãng đường.
Ví dụ 1: Một người đi xe đạp trong 3 giờ với vận tốc 15 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đi xe đạp.
Phương pháp: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian..
Cách giải:
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:
15 × 3 = 45 (km)
Đáp số: 45km.
Ví dụ 2: Một ca nô đi với vận tốc 16 km/giờ. Tính quãng đường đi được của ca nô trong 2 giờ 15 phút.
Cách giải: Vận tốc có đơn vị km/giờ nên thời gian cũng phải có thời gian tương ứng là giờ. Do đó ta đổi thời gian sang đơn vị là giờ, sau đó để tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Đổi 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ
Quãng đường ca nô đó đã đi được là:
16 x 2,25 = 36 (km)
Đáp số: 36km.
1.2. Công thức tính liên quan
Công thức tính vận tốc (km/giờ) là:
V = S ÷ T
Công thức tính thời gian (giờ) là:
T = S ÷ V
Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t.
2. Một số dạng bài tập
2.1. Tìm quãng đường khi biết vận tốc và thời gian
Cách giải là muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Lưu ý: Các đơn vị của vận tốc, quãng đường và thời gian phải tương ứng với nhau, nếu chưa tương ứng thì phải đổi để tương ứng với nhau rồi mới áp dụng quy tắc để tính quãng đường.
2.2. Tìm quãng đường khi biết vận tốc, thời gian xuất phát, đến hoặc nghỉ (nếu có)
Phương pháp:
- Tìm thời gian đi = thời gian đến – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ (nếu có).
- Tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
2.3. So sánh quãng đường khi biết vận tốc và thời gian
Phương pháp: Áp dụng quy tắc để tính quãng đường đi được của từng vật rồi so sánh kết quả với nhau.
3. Bài tập ứng dụng công thức tính quãng đường
Câu 1: Một ô tô đi trong 4 giờ với vận tốc 42,5 km/giờ. Tính quãng đường đi được của ô tô.
ĐÁP ÁN
Cách giải:
Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ:
42,5 × 4 = 170 (km)
Đáp số: 170 km
Để tính quãng đường ô tô đi được ta lấy quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ hay vận tốc của ô tô nhân với thời gian đi.
Câu 2: Một ca nô đi với vận tốc 15,2 km/ giờ. Tính quãng đường đi được của ca nô trong 3 giờ.
ĐÁP ÁN
Câu 3: Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 12,6 km/ giờ. Tính quãng đường đi được của người đó.
ĐÁP ÁN
Cách giải:
Ta có thể đổi số đo thời gian sang đơn vị giờ và tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Ta có 15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường đi được của xe đạp là:
12,6 × 0,25 = 3,15 (km)
Đáp số: 3,15 (km)
Câu 4: Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 20 phút với vận tốc 42 km/ giờ đến B lúc 11 giờ. Tính độ dài của quãng đường AB.
ĐÁP ÁN
Cách giải:
Tính thời gian xe máy đi từ A đến B = thời gian lúc đến B - thời gian đi từ A. Tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Thời gian đi của xe máy là:
11 giờ - 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút
2 giờ 40 phút = 8/3 giờ
Độ dài quãng đường AB là: 42 x 8/3 = 112 (km)
Đáp số: 112 km
Trên đây là là thông tin về công thức tính quảng đường và một số dạng bài tập ứng dụng hay VOH Giáo dục giới thiệu đến các em học sinh. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các em học sinh nắm rõ kiến thức và ứng dụng vào bài tập thực tế nhanh, chính xác và đạt điểm cao nhé!