Picture of the author
Picture of the author
SGK CD Ngữ Văn 7»Bài 1: Truyện Ngắn Và Tiểu Thuyết»Bài 4: Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Tra...

Bài 4: Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Trang 26

Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Trang 26 môn Văn 7 bộ sách Cánh Diều một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu.

Xem thêm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 26 Tập 1 - Cánh diều

Câu 1 trang 26 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - CD

Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?

Trả lời:

- Các từ địa phương trong các câu là:

Câu

Từ địa phương

Từ toàn dân

a) Tía thấy con ngủ say, tía không gọi. 

Tía

cha

b) Điều đó, má nuôi tôi quả quyết ... 

mẹ

c) Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút! 

Đưa giùm

mang giúp

d) Bả không thua anh em ta một bước nào đâu.

Bả

ð sử dụng ở Nam Bộ

- Tác dụng của các từ địa phương:

+ Từ tía, má, bả thể hiện quan hệ gần gũi trong gia đình, thể hiện được cách giao tiếp vùng Nam Bộ và giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống cũng như văn hóa của họ.

+ Từ đưa giùm thể hiện được sự thân thương và gần gũi trong cuộc sống thường ngày.

Câu 2 trang 26 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - CD

Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” của Sơn Tùng

 Trả lời:

- Từ địa phương trong các câu là:

Câu

Từ địa phương

Từ toàn dân

a) Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể? 

-nớ,

-cha nhể

- kia

- cha nhỉ

b) Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ. 

-đền ni 

- đền này

c) Việc đời đã dớ dận, mi lại “thông minh” dớ dận nốt.  

-dớ dận,

-mi 

- vớ vẩn

- mày

=> thường được sử dụng ở Trung Bộ.

=>Sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn trích “Dọc đường xứ nghệ” Sơn Tùng thể hiện quan hệ cha con gần gũi trong gia đình, thể hiện được cách giao tiếp vùng miền xứ Nghệ và tô đậm màu sắc địa phương xứ Nghệ và giúp người đọc hiểu rõ hơn về văn hóa của họ.

Câu 3 trang 26 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - CD

Viết đúng và luyện phát âm một số từ có đặc điểm sau: 

a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là 1, n, v: 

l, ví dụ: lo lắng, lạnh lùng, ... 

Vd. Bài thơ  toàn chữ L

Lối lên làng Lạng lắm lau,
Lùm lùm lẫn lút lập lờ lối lên..
Lúa làng lắt lĩu lênh lang,
Lũ làng lầm lũi làm lông lợn lòi.
Lưỡi lam lóng lánh lê la,
Lưỡi lê lủng lắng lặt lè lận lưng..
Làng làm lễ lớn lúa lên,
Lợn lòi lùi lửa luộc lòng lấm lem!
Lão Lý leo lẻo lấy lòng,
Lão la lớn lớn lắc lư lũ làng..
Lão Lý lì lợm lượn lờ,
Lọc lừa lớn lối lạnh lùng lao lên.
Lũ làng liếc lão la loa,
Lừ lừ làm lẹ lỡ làng.. lão lôi!
Long lanh leo loét lửa lòng,
Lũm luôn lá lách lũ làng lu loa!
Long la liều lĩnh lôi lê,
Lụi lông lão Lý lặc lè.. lặn luôn.

n, ví dụ no nê, nao núng, ... 

Vd. Bài thơ toàn chữ “n” đứng đầu

NGẪM...

Ngồi nghỉ, ngù ngờ nguệch ngoạc ngang
Nghiền ngẫm ngọn ngành, nghĩ ngại ngùng:
Ngoa ngữ ngoằn ngoèo ngoay ngoảy ngoáy
Ngôn nghèo, nghịch ngợm ngầm ngâm nga

Nghề nghiệp ngờ nghệch ngó ngơ ngơ
Ngoại ngạch ngập ngừng ngợ ngờ ngờ
Ngoại ngữ ngẩn ngơ nghe ngớ ngẩn
Ngậm ngùi ngốc nghếch... Ngượng.  Ngồi ngơ. 
                          ---oOo---
Nàng nào ngớ ngẩn ngâm nga
Ngậm ngùi nhung nhớ nhà nhà ngẩn ngơ
Nó nghe nao núng, nào ngờ !!
Nên nàng nhí nhảnh nhởn nhơ ngạo người

Nhức nhối, nhưng nhờ năn nĩ
Nàng nói ngồi ngơ, ngẫm nghĩ nước non
Nào ngờ ngôn ngữ "nhớ nguồn"
Nỗi niềm ngoắc ngoải nhớ nguôn ngút ngàn
                               ---oOo---

Ngày nào nhập Net nhi nhô
Ngấm ngầm nghịch ngợm, nhởn nhơ... "ngoéo" người
"Nạn nhân" nhăn nhó, ngậm ngùi
Người nung nấu "nợ", nạp ngòi nổ... ngang
Người nói ngược, người nói ngang
Nắn nhào ngữ nghĩa nghênh ngang nhộn nhà...

Ngày nay ngơ ngẩn nghêu ngao
Nợ nhà, nợ nước nghẹn ngào ngẩn ngơ
Ngoại nhân ngang ngược nhởn nhơ
Nước nhà nhũng nhiễu, nát nhừ, nguy nan
Nỗi niềm nhức nhối ngút ngàn
Ngấm ngầm nuốt nhục, ngổn ngang ngậm ngùi...

(Tứ Diễm)

v, ví dụ: vội vàng, vắng vẻ, ... 

Vd.

Viết Văn

Vân vô vàn vất vả, vừa vun vườn, vừa việc vặt vãnh...Vân vào ven vách, vạch vali, vớ vuông vải viền vàng vắt vòng vai, vơ vẩn... vạch...vạch...vẽ vòng vèo, vo viên... Võ vẽ viết văn, Vân viết vào 'Vở Việt Văn'...viết về việc Vạn vụng về vần vò vợ, vì vậy Vân vương vấn Vũ Văn Vinh, viết về Valentine, Vermont và Virginia Vân Vinh vi vu, vui vẻ vacations.

Vân  vất vuông vải viền vàng vào vali, vò võ, vẩn vơ...Vạn vừa về, vội vàng, vờ vồn vã với vợ. Vạn vồ vập vuốt ve Vân, vuốt vai, vuốt vế, vạch vú, vọc váy vợ...vòi vĩnh!

Vân vùng vằng: "Vớ vẩn...!"  Vạn vẫn vân vê, vẹo vú, vớt vát, van vỉ...

Vân vươn vai, vênh váo: " Vất va vất vưởng , vờ vĩnh, vòng vo, vung vít, vụng về...  Vợ vất vả vẫn vần vợ...võ vàng!"

Vạn vặn vẹo: "Võ vàng!...võ vàng với Vinh ? ..Vinh ve vãn,  Valentine vui vẻ... vacations, vắng vẻ, vấn vương..?"

Vân vội vớ 'Vở Việt Văn' vừa viết vất vào vách, vạch vali vơ vài vuông  vải, vờ vịt vắt vẻo vá víu...

Vạn vít vai Vân, vừa véo vai, véo vế, véo vú, vừa vụt Vân vèo vèo. Vạn vất vài vật vướng víu va vào vách vỡ vụn, vương vãi vung vít, vừa vụt vừa văng..."Võ vàng...võ vàng...!".

Vân vùng vẫy, vịn vào vách, vấp vuông vải, vật vã, vàng vọt, vật vờ, vì vậy...vội vàng vô Viện.

Vinh vạm vỡ, vác Volvo vòng Virginia vùn vụt về với Vân, vào Viện, vẫy vẫy Vân, vỗ vai, vỗ về Vân, vương vương vời vợi...!

Vạn vung vẩy, vênh váo vào Viện, vồ Vinh, vồ vào vai, vừa vụt Vinh vừa vụt Vân vút... vút...very violent!

Vinh vật Vạn, véo vành vai, vằn vài vết. Vân vén váy, vỗ vỗ, văng vào Vạn: " Vạn vẩu...! vượn Vẹm..!, vớ vẩn, vo ve, vô vị, vụn vặt, vật vứt vào vại...!"

Vạn vất vưởng về 'vòm', vật vờ, vô vọng, vơ vét vòng vàng vù về Vancouver.

Vân Vinh  vọn vẹn vui vầy, ví với vầng vân vũ vằng vặc. Vân vịn vai Vinh vui vẻ vào Vương Viện vái...vái...

Vạn vật vô vi !

(Nguyễn Văn Luận)

b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t: 

n, ví dụ: bàn bạc, bền bỉ, ngăn cản, ... 

t, ví dụ: bắt bớ, luật lệ, buốt giá, ... 

c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã:

Thanh hỏi, ví dụ: tỉ mỉ, nghỉ ngơi, …

Thanh ngã, ví dụ nghĩ ngợi, mĩ mãn, …

Vd. Bài thơ có đấu hỏi - ngã

MŨM MĨM béo, MỦM MỈM cười.

CỦ quả dành để biếu người CŨ xưa.

KIỄNG chân, chậu KIỂNG đu đưa

KẺO hết, KẼO kẹt đêm mưa võng buồn.

HỔ thẹn chưa HỖ trợ lương.

Gàkia GẢ bán người thương vì tiền

HẢO tâm lo chuyện HÃO huyền.

Đi buôn LỖ vốn, nước màu LỔ loang.

PHỦ phê chừ mới PHŨ phàng

Nửa đường GÃY gánh, GẢY đàn tìm vui.

GÃI đầu tính ngược, tính xuôi.

Còn lưng NỬA vốn NỮA thời tính sao.

GIÃI bày GIẢI nghĩa dễ đâu

Chưa kịp ẩu ĐẢ qua cầu Đàxong.

Run RẨY phát RẪY dọn nương

GỠ rối điềm GỞ rộng đường nhân sinh.

Chú RỂ bứt RỄ cây quỳnh

Ra sức BỬA củi cho mình BỮA ăn.

BẨM thưa, bụ BẪM con người

Nói năng tao NHÃ, chim kia NHẢ mồi.

Màngoài mồ MẢ xinh tươi

Nhường cơm SẺ áo cho người SẼ vui.

Linh CỮU vĩnh CỬU ai ơi

CỮ kiêng CỬ động bệnh thời sẽ qua.

TẺ nhạt, gạo TẺ của ta

Gần mà giữ KẼ thà ra KẺ thù.

KHẺ mỏ, nói KHẼ như ru

CỖ bàn, CỔ kính công phu phụng thờ.

BỖNG dưng trầm BỔNG bất ngờ

BĨU môi dè BỈU ai chờ đợi ai.

Bắt BẺ, BẼ mặt tía tai

LẺ loi lý LẼ gạt ngoài chẳng nghe.

Ngoài vườn CHỎNG gọng CHÕNG tre.

CẢI thiện, CÃI lại khó mà hoà nhau.

CHĨNH (hũ) tương nghiêng, CHỈNH sửa mau.

CỦNG cố lời nói cho nhau CŨNG đành.

CỞI trói CỠI (cưỡi) ngựa phi nhanh

Xem ai cứng CỎI được dành CÕI tiên.

BẢO ban, BÃO tố khắp miền

HẢNH nắng, HÃNH diện tuỳ duyên tuỳ thời.

Hồ đầy XẢ nước cho vơi

Giữ gìn Xàtắc kẻo thời suy vong.

Chèo BẺO, bạc BẼO dài dòng

Quê hương rất ĐỖI ĐỔI thay phố phường.

NGHĨ mình ngơi NGHỈ dưỡng thương

TĨNH tâm TỈNH ngộ tìm đường ẩn cư.

TIỂU đội còn bận TIỄU trừ

Ngỡ rằng bảnh TẺN thành dư TẼN tò.

SẢI tay chú SÃI thập thò

Nhân sự thừa THÃI bị toà THẢI ra.

Đứng SỮNG, SỬNG sốt sợ ma

Trẻ thơ nói SÕI nhặt SỎI đá trôi.

TRẢ nợ bằng một TRàxôi

NÃY giờ còn đợi hạt thôi NẢY mầm.

Ẩn SĨ, SỈ nhục giận căm

GIẢ dại GIàgạo thăng trầm cho qua.

QUẪN trí nghĩ QUẨN sa đà

Chấp nhận xúi QUẨY hơn là QUẪY đuôi.

Đâm THỦNG, THŨNG xuống thấp rồi

Đòn BẨY được dịp lên đồi BẪY chim.

Đội NGŨ giấc NGỦ lim dim

Ân SỦNG ướt SŨNG nằm im chờ thời.

TỦM tỉm, đánh TŨM không lời

VĨ cầm, VĨ tuyến... VỈ ruồi giúp ta.

Rác RƯỞI gấp RƯỠI hôm qua

ĐẨY xe, ĐẪY giấc người ta chối từ.

ĐẢNG phái, ĐÃNG trí ưu tư

DỞ hơi, DỞ thói tật hư DỠ nhà.

LẨN quẩn, LẪN lộn tuổi già

ĐỈNH chung, ĐĨNH đạc cũng là ĐỈNH cao.

ĐỂ dành, hiếu ĐỄ về sau

Cô bé tròn trịa thật là DỄ thương.

DỎNG tai, DÕNG dạc khiêm nhường

RẢNH rỗi san lấp RÃNH mương trước nhà.

Qua NGÕ, NGỎ lời hát ca

QUẢNG cáo - thực tế cách ba QUÃNG đường.

RỦ rê quyến RŨ nhiễu nhương

RỔ sảo, RỖ mặt vấn vương một thời.

CHỬA đẻ, CHỮA bệnh ai ơi

Trường hợp HÃN hữu xin thời bỏ qua.

Phá CŨI làm CỦI bếp nhà

Xén bớt công QUĨ, QUỈ ma chẳng từ

Hạt DẺ, đất DẼ suy tư.

Sàng SẢY ít gạo đến giờ chưa xong

RỬA nhục thối RỮA mặc lòng.

Hen SUYỄN, suy SUYỂN đợi mong bao ngày.

CƯỠNG đoạt chim CƯỞNG trong tay

Xin đừng cà RỠN... RỞN gai ốc rồi.

SỬA chữa, SỮA mẹ em ơi

SẪM màu, SẨM tối xin mời ghé thăm.

MẨU bánh dành biếu MẪU thân

Đắt RẺ, ngã RẼ bao lần em qua.

SỖ sàng, SỔ toẹt chẳng tha

GIẢ thật, GIàgạo cho qua tháng ngày.

Gây GỔ, cây GỖ chuyền tay

Cánh HẨU chầu HẪU ngồi chờ đổi ngôi.

Mưa rỉ RẢ mệt Ràngười

RÃO gân cốt, RẢO bước thời đi nhanh.

Cây SẢ, suồng Sàlà anh

TẢ thực, Tàlót để dành trẻ con.

Chàng HẢNG ai mở HÃNG buôn

KỶ luật KỸ xảo mình luôn ghi lòng.

HỦ tục, HŨ gạo ngày đông

Hỏi NGàkhó, chớ NGàlòng NGẢ nghiêng...!

Câu 4 trang 26 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - CD

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã đọc lớp hoặc ở nhà.

Trả lời:

Trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng có sử dụng rất nhiều các phương ngữ Nam Bộ. Có thể lấy một số ví dụ tiêu biểu như các từ tía, má, khám, nhà việc,… Việc sử dụng các từ ngữ địa phương như vậy có tác dụng tô đậm màu sắc vùng miền, gợi ra không gian Nam Bộ dân dã, nơi xảy ra câu chuyện và cũng là quê hương sinh sống của các nhân vật. Ngoài ra, các từ ngữ được sử dụng cũng góp phần tô đậm tính cách các nhân vật, thể hiện tâm tư tình cảm và mạch suy nghĩ của từng người. Qua đó, tác giả kể lại câu chuyện một cách chân thực đồng thời bày tỏ tình cảm, tư tưởng của mình.

Tham khảo bài thơ:

BẦM ƠI (Tố Hữu)

Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...

Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
Nhớ thương con, bầm yên tâm nhé
Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.
Con đi xa cũng như gần
Anh em đồng chí quây quần là con
Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí
Bầm quý con, bầm quý anh em.

Bầm ơi, liền khúc ruột mềm
Có con có mẹ, còn thêm đồng bào
Con đi mỗi bước gian lao
Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!
Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra
Cho con nào áo nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.

Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.

Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con...

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã đọc lớp hoặc ở nhà.

Bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu có câu “Bầm ơi có rét không bầm/ Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn; Bầm ra ruộng cấy bầm run/ Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non”. Bốn câu thơ nói riêng và bài thơ nói riêng là hình ảnh người mẹ hết lòng thương con, lo lắng, hi sinh vì các con (các chiến sĩ) và để diễn tả tình cảm đó nhà thơ sử dụng từ địa phương “bầm”, theo nghĩa toàn dân là “mẹ”. Từ “bầm” được sử dụng rộng rãi ở khu vực phía Bắc (Phú Thọ, Tuyên Quang...), khi đi vào trong thơ Tố Hữu nó thể hiện được tình cảm thân mật gần gũi, thân mật giữa người lính/ các con và bầm. Hình ảnh người bầm hiện lên thật xúc động, trong một buổi sáng mưa phùn tay run cắm từng mảnh mạ xuống bùn mà làm con người ta thêm phần xót xa, quặn đau. Chúng ta thử thay từ “bầm” bằng từ “mẹ” vào các câu thơ trên: “Mẹ ơi có rét không mẹ/ heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn”. Khi thay như vậy mặc dù ý nghĩa không đổi nhưng câu văn mất đi sự vần vè nhịp nhàng, mất đi sự gần gũi thân thương giữa bầm và các con. Như vậy bằng việc sử dụng từ địa phương “bầm”  Tố hữu không chỉ khắc họa hình ảnh người mẹ tảo tần vất vả vì các con mà còn thể hiện mối quan hệ gần gũi thân thương và câu thơ trở nên uyển chuyển nhịp nhàng dễ đi vào lòng người.


 Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn