Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 8»Bài 1: Những Gương Mặt Thân Yêu (Thơ Sáu...»Bài 5: Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Tra...

Bài 5: Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Trang 20

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 môn Văn 8 bộ sách CTST một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu.

Xem thêm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 tập 1 SGK Ngữ văn 8 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1 trang 20 tập 1 SGK Ngữ văn 8 CTST

Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh có trong những trường hợp sau và phân tích tác dụng của chúng

a.

Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao

(Trương Nam Hương, Trong lời bài hát)

  • Từ tượng hình: Chòng chành
  • Tác dụng: Giúp câu thơ diễn tả rõ nét, chân thực hơn sự khó khăn, vất vả của người mẹ.

b.

Con nghe thập thình tiếng cối

Mẹ ngồi giã gạo ru con

(Trương Nam Hương, Trong lời bài hát)

  • Từ tượng thanh: thập thình
  • Tác dụng: Giúp hình ảnh mẹ vừa giã gạo vừa ru con trở nên gần gũi, thân thuộc, sinh động hơn.

c. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.

(Truyện dân gian Việt Nam, Ếch ngồi đấy giếng)

  • Từ tượng thanh: ồm ộp
  • Tác dụng: Giúp cho âm thanh tiếng ếch kêu trở nên sinh động, chân thật hơn.

d. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

  • Từ tượng thanh: phanh phách
  • Tác dụng: Giúp cho câu văn trở nên sinh động, cụ thể, thấy rõ được sự nhanh, khỏe từ những chiếc vuốt của Dế mèn.

Câu 2 trang 20 tập 1 SGK Ngữ văn 8 CTST

Liệt kê năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người và năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên.

Năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người: Thoăn thoắt, rón rén, lom khom, thướt tha, tập tễnh.

Năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên: Bập bẹ, xào xạc, lắc rắc, tích tắc, lộp độp.

Câu 3 trang 20 tập 1 SGK Ngữ văn 8 CTST

Điền từ tượng thanh, từ tượng hình phù hợp vào chỗ trống (in đậm)

  1. Đêm khuya thanh vắng, chỉ còn tiếng mưa rơi tí tách bên hiên nhà.
  2. Mùa đông, cây bàng vươn dài những cành khẳng khiu, trơ trụi lá.
  3. Sự tĩnh lặng của đêm tối khiến tôi nghe rõ tiếng côn trùng kêu rả rích từ ngoài đồng ruộng đưa vào.
  4. Ở miệt này, sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện.
  5. Đó là một ngôi làng đặc biệt nằm giữa những ngọn núi đá sừng sững ở Hà Giang.

Câu 4 trang 20 tập 1 SGK Ngữ văn 8 CTST

Tìm ít nhất hai ví dụ về việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh ở những văn bản mà em đã đọc và cho biết tác dụng của chúng trong những trường hợp ấy.

Ví dụ 1:  

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên song chợ mấy nhà

( Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

Từ tượng hình “lom khom” giúp cho người đọc hình dung rõ hơn sự vất vả, cực nhọc của những người tiều phu.

Ví dụ 2: Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rối hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Từ tượng thanh “bốp” giúp cho người đọc hình dung rõ hơn sự độc ác, máu lạnh của tên cai lệ.

Câu 5 trang 20 tập 1 SGK Ngữ văn 8 CTST

Phân tích nét độc đáo trong các kết hợp từ ngữ ở các trường hợp sau (chú ý những cụm từ/ câu thơ được in đậm)

a.

Khóm trúc, lùm trẻ huyền thoại

Lời ru vẫn vít dây trầu

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)

Tác giả sử dụng từ tượng hình “vít” cho người đọc thấy được sự gắn kết, khăng khít của các sự vật được nhắc đến trong câu thơ.

b.

Đâu những chiều sương phủ bãi đồng

Lúa mềm xao xác ở ven sông

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

Tác giả sử dụng từ tượng thanh “xao xác” giúp cho câu thơ trở nên sống động, có hồn hơn.

c.

Con nghe dập dờn sóng lúa

Lời ru hóa hạt gạo rồi

(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)

Tác giả sử dụng từ tượng hình “dập dờn” giúp miêu tả rõ nét, sinh động hơn hoạt động của sự vật được nói đến.

Câu 6 trang 20 tập 1 SGK Ngữ văn 8 CTST

Viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.

Tham khảo

Mùa hè là mùa của những chuyến đi và sự trải nghiệm. Quả thật như vậy, với kết quả đạt học sinh Giỏi năm lớp 7, hè này ba mẹ thưởng cho tôi một chuyến trải nghiệm khó phai ở biển Vũng Tàu. Tới nơi một khung cảnh mênh mông hiện ra trước mắt em. Xa xa những con thuyền ra khơi nhấp nhô bắt đầu chuyến ra khơi mới. Biển trong xanh trước tầm mắt. Những con sóng biển lúc nhẹ nhàng, dịu dàng khẽ lăn tăn vào bờ, lúc thì ào ạt xô vào bờ như hung giữ, như tức giận. Đặt đôi chân trần trên cát, em cảm nhận được sự mềm mại, nhẹ nhàng của cát biển, từng hạt cát len vào kẽ chân mát rượi. Cả gia đình em cùng nhau ngắm cảnh bình minh trên biển, từ tờ mờ sáng, biển như một bức tranh tráng lệ nhiều màu sắc, nước biển ửng hồng, xa xa như mặt trời đỏ ửng chiếu xuống biển, nhuộm ánh hồng rực rỡ. Trên không từng đàn én chao nghiêng, là là đôi cánh như cũng vươn mình trong khoảng không để chào đón bình minh. Đến chiều cả nhà cùng nhau thưởng thức những món ngon là đặc sản của vùng biển nơi đây và cũng tắm biển, nhảy sóng... Hiếm có nơi nào vừa bình yên, nhẹ nhàng lại tươi đẹp như biển Vũng Tàu. Kết thúc chuyến đi ý nghĩa, em rất vui và muốn có thật nhiều thời gian khám phá và trải nghiệm vùng đất mới này. Em hữa sẽ chăm chỉ học tập để năm sau sẽ được tới Vũng Tàu một lần nữa – em yêu biển trong xanh.

(Các từ in đậm trong đoạn văn trên là từ tượng hình)


Biên soạn: GV Phạm Thị Hải

SĐT: 0349731104 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Phạm Thị Hải