Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Kim Loại»Tổng hợp những kim loại cứng nhất thế gi...

Tổng hợp những kim loại cứng nhất thế giới được ứng dụng nhiều trong đời sống

Tìm hiểu về những kim loại cứng nhất thế giới trong chương trình học lớp 9. Khám phá tính chất vật lý đặc biệt và ứng dụng đa dạng trong cuộc sống, từ công nghiệp đến khoa học và công nghệ.

Xem thêm

Khám phá những kim loại cứng nhất thế giới: VOH Giáo dục giới thiệu đến các em học sinh tổng hợp các thông tin về kim loại được học trong chương trình hóa lớp 9 như Sắt, Osmi, Titan, Vonfram, Crom... Cùng tìm hiểu tính chất vật lý, ứng dụng và độ cứng vượt trội của chúng trong đời sống. 


I. Top kim loại cứng nhất

1. Sắt (Fe)

voh.com.vn-kim-loai-cung-nhat-5

Sắt (Nguồn: Internet)

Chắc các bạn cũng không còn xa lạ với kim loại này, bởi vì chúng xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta. Sắt chỉ có độ cứng 4.0 trên thang điểm Mohs, nhưng các hợp kim của nó như Thép có độ cứng cao đáng kể (7.5 - 8.0). Sắt có kí hiệu hóa học là Fe, có màu xám ánh kim, với độ bền cao nên sắt thường được dùng để chế tạo đồ dùng và những thiết bị phục vụ cho đời sống.

2. Titan (Ti)

voh.com.vn-kim-loai-cung-nhat-3

Titan (Nguồn: Internet)

Với độ cứng theo là 6.0 trên thang điểm Mohs, Titan cũng được xếp hạng trong danh sách kim loại cứng nhất thế giới. Titan có kí hiệu hóa học là Ti, cũng là kim loại chuyển tiếp có màu trắng bạc. Điểm nổi bật của Titan là độ bền cao và không bị ăn mòn trong nước biển, nước cường toan (chất ăn mòn cực mạnh, dạng lỏng và có màu vàng),...

3. Osmi

voh.com.vn-kim-loai-cung-nhat-4

Osmi (Nguồn: Internet)

Osmi có độ cứng được các nhà khoa học xác định trên thang đo mohs là 7,0. Osmi có kí hiệu hóa học là Os, có màu trắng ánh xanh, là kim loại có tỉ trọng nặng nhất với khối lượng riêng lên đến 22,6g/cm khối. Ngoài ra, Os cũng được xếp hạng trong danh sách những kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao với nhiệt độ nóng chảy lên đến khoảng 3030 độ C.

4. Vonfram (W)

voh.com.vn-kim-loai-cung-nhat-2

Vonfram (Nguồn: Internet)

Nếu nhắc đến kim loại cứng nhất thì chắc chắn không thể nào bỏ qua Vonfram. Kim loại có chỉ số độ cứng là 7.5 trên thang điểm Mohs. Vonfram có kí hiệu hóa học là W, là kim loại chuyển tiếp có màu xám trắng bóng, đứng đầu trong danh sách kim loại có độ bền cao. Ngoài ra, Vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại nên thường được chế tạo làm dây tóc bóng đèn.

5. Crom (Cr)

voh.com.vn-kim-loai-cung-nhat-1

Crom (Nguồn: Internet)

Vượt qua rất nhiều kim loại khác, Crom (Chromi - Cr) là kim loại cứng nhất thế giới. Có độ cứng trên thang điểm Mohs là 8.5, kí hiệu hóa học là Cr và có màu ánh bạc. Crom có độ bóng và nhiệt độ nóng chảy cao. Trong thực tế Crom được ứng dụng để sản xuất ra nhiều loại hợp kim khác nhau.

II. Ứng dụng của các kim loại cứng nhất vào đời sống

1. Crom (Cr)

  • Crom được ứng dụng trong ngành luyện kim để ngăn ngừa khả năng ăn mòn và giúp đánh bóng bề mặt,
  • Làm thuốc nhuộm và sơn,
  • Sử dụng làm chất xúc tác,
  • Dùng để làm khuôn để nung gạch và ngói,
  • Muối Crom được sử dụng trong quá trình thuộc da (quá trình xử lý da của động vật),
  • Hợp chất của Crom như Dicromat Kali (K2Cr2O7) một loại thuốc thử được sử dụng để làm sạch các thiết bị bằng thủy tinh trong phòng thí nghiệm,
  • CrO2 (Oxit Crom) được sử dụng để sản xuất băng từ,...

2. Vonfram (W)

Do chịu được nhiệt độ cao nên Vonfram được ứng dụng làm:

  • Dây tóc bóng đèn,
  • Làm ống đèn tia âm cực,
  • Các thiết bị sưởi,
  • Vòi phun động cơ tên lửa,
  • Với tính dẫn điện và tính trơ hóa học, vonfram được dùng là điện cực,
  • Làm những vật liệu kết nối trong các bản vi mạch,...

3. Titan (Ti)

  • Một số thuốc nhuộm, sơn,
  • Làm giấy,
  • Kem đánh răng, nhựa,
  • Với khả năng kéo dãn tốt, chịu được nhiệt độ cao, nhẹ và có khả năng chống ăn mòn, hợp kim titan được sử dụng chủ yếu trong hàng không, xe bọc thép, tàu vũ trụ, hải quân,...
  • Hợp kim với vanadi (một nguyên tố hóa học đặc biệt, có kí hiệu hóa học là V, số hiệu nguyên tử là 23) được dùng để làm vỏ máy bay

4. Osmi

Osmi có tính chất cứng, giòn và không bị bào mòn bởi axit nên thường được ứng dụng làm:

  • Chế tạo các hợp kim không gỉ,
  • Dùng để bịt đầu ngòi bút, các trụ bản lề dụng cụ,
  • Hợp chất Osmi và Rutheni có thể chữa được một số căn bệnh ung thư như: ung thư đường ruột, ung thư buồng trứng.

5. Sắt (Fe)

  • Ứng dụng trong sản xuất ô tô, tàu thủy lớn,
  • Oxit sắt III được sử dụng để sản xuất những bộ lưu từ tính trong máy tính,
  • Làm những đồ nội thất như bàn ghế, tủ,...
  • Sản xuất máy móc như máy giặt, bồn rửa chén,...
  • Ứng dụng trong giao thông vận tải như làm cầu, đường ,...

Bên trên chúng ta vừa tìm hiểu qua về top những kim loại cứng nhất thế giới hiện nay. Hy vọng bài viết VOH Giáo dục chia sẻ, có thể giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích về tính chất vật lý của các kim loại trong chương trình hóa học lớp 9 và áp dụng vào cuộc sống

Tác giả: VOH

Tính chất hóa học của kim loại là gì? Hóa lớp 9