Picture of the author
Picture of the author
SGK KNTT Ngữ Văn 6»Bài 5: Những Nẻo Đường Xứ Sở»Bài 3: Bài Soạn Thực Hành Tiếng Việt Tra...

Bài 3: Bài Soạn Thực Hành Tiếng Việt Trang 113

Soạn Bài Thực hành tiếng Việt trang 113 môn Văn 6 bộ sách KHTT một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu.

Xem thêm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 113 Tập 1 - Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 113,114 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - KNTT)

a.


Sự vật để so sánh

Sự vật được so sánh

-quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ

mặt trời

-mâm bạc

bầu trời sáng và lấp lánh

-mâm bể

mặt biển

-cái chất bạc nén

độ sáng và sự lấp lánh

b. Biện pháp tu từ được sử dụng: ẩn dụ

⇒ Tác dụng: làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, cụ thể ở đây là tăng vẻ đẹp cho hình ảnh thiên nhiên ở Cô Tô.

Câu 2 (trang 114 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - KNTT)

a. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.

  • Biện pháp tu từ: so sánh. So sánh mỗi một hạt cát như một viên đạn mũi kim, so sánh việc cát bắn vào má (do gió bão) mạnh và đau buốt như bị viên đạn mũi kim bắn vào => So sánh hợp lý vì hạt cát nhỏ, viên đạn mũi kim cũng nhỏ, khi bắn chỉ tập trung làm đau buốt một điểm.
  • Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Cụ thể là làm rõ và cụ thể hóa cảm giác bị cát bắn vào mặt. Từ đó cho thấy sự dữ dội của cơn bão ở Cô Tô.

b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.

  • Biện pháp tu từ: Nhân hóa. Gió bão vốn là các hiện tượng tự nhiên, vô tri vô giác, đã được gán với các đặc điểm như con người: biết chờ cho « chúng tôi » vào hết trận địa cánh cung bãi cát, biết tăng thêm hỏa lực.
  • Tác dụng: làm cho gió bão trở nên sinh động, câu chuyện được kể trở nên hấp dẫn.

Câu 3 (trang 114 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - KNTT)

Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động.

Ba câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong VB này:

  • Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi

⇒ Cách so sánh cho người đọc hình dung một không gian trong veo (tấm kính), rất sạch (lau hết mây, hết bụi), gợi một cảm giác nhẹ nhõm và tinh khiết, trong lành, tầm mắt như được mở rộng ra khi nhìn "chân trời", "ngấn bể".

  • Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền như vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm trống trận.

⇒ So sánh hình ảnh sóng thúc lẫn nhau vào bờ như vua thủy; so sánh âm thanh của sóng thúc vào bờ với âm thanh của trống trận mà vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm: âm âm, rền rền => gợi nhịp điệu, độ hăng say, dữ dội của trống trận trong trận chiến => tăng sức gợi cho sự dữ dội của những đợt sóng.

  • Nó rít lên rú lên như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khốc thần linh

⇒ So sánh tiếng gió với tiếng khóc của quỷ, không chỉ đơn giản là tiếng khóc của quỷ mà còn là tiếng khóc của quỷ dành cho thần linh

⇒ sự kỳ quái, ghê rợn, đáng sợ => Tiếng gió rú rít được tăng sức gợi cảm, khiến người đọc cảm nhận được sự đáng sợ, ghê rợn của gió và thấy được sức mạnh của một cơn bão. Đồng thời thấy được cách lựa chọn hình ảnh so sánh tài hoa, độc đáo, mới lạ của nhà văn Nguyễn Tuân.

Câu 4 (trang 114 SGK Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - KNTT)

Đoạn văn tham khảo:

Buổi sáng nhờ ánh mặt trời dịu dàng chiếu xuống, dòng sông như cô gái điệu đà được khoác lên mình chiếc áo dát vàng lung linh, lấp lánh. Trưa, những tia nắng rủ nhau xuống bơi khiến cho dòng sông hoe vàng, rực rỡ. Chiều về, nó lại trở lại với dáng vẻ ngày thường cùng chiếc áo màu đỏ hồng giản dị. Lúc này cũng là lúc vang lên tiếng của những đứa trẻ í ới rủ nhau đi tắm sông, các bà mẹ đi giặt quần áo. Cả một vùng sông rộn vang tiếng cười đùa vui vẻ. Buổi tối, màu đen huyền ảo đã ôm gọn một khoảng không gian rộng lớn. Dòng sông lúc này lấm tấm ánh vàng của mặt trăng, tô điểm cho mặt nước thêm lung linh, lấp lánh. Khi có gió thổi nhẹ qua, sông cựa mình nũng nịu vỗ bờ như đứa trẻ đòi được mẹ vỗ về.


Biên soạn: GV Nguyễn Duy Tuấn

SĐT: 0945 441181

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Tìm hiểu về nghệ thuật ẩn dụ để ứng dụng trong văn học
Bài 5: Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Trang 118