Table of Contents
Bài tập 1/SGK/13 Phân tích tính thống nhất về chủ đề văn bản “Rừng cọ quê tôi”.
a. Xác định đối tượng và vấn đề chính của văn bản trên? Văn bản trình bày đối tượng theo trình tự nào? Có thể thay đổi trình tự được không? Vì sao?
Đối tượng: rừng cọ
Vấn đề chính: tình cảm gắn bó giữa rừng cọ với người dân sông Thao.
Trình tự: Miêu tả rừng cọ à kỉ niệm của tác giả với rừng cọ à sự gắn bó của người dân sông Thao với rừng cọ à Nỗi nhớ của tác giả.
Trình tự hợp lí, không cần thay đổi.
b. Nêu chủ đề của văn bản?
Chủ đề: Vẻ đẹp và sự gắn bó của người dân sông Thao với rừng cọ.
c. Hãy chứng minh văn bản “Rừng cọ quê tôi” có tính thống nhất về chủ đề.
Nhan đề: Rừng cọ quê tôi à dự đoán nội dung
Từ ngữ: rừng cọ, thân cọ, lá cọ, búp cọ, quê tôi…
Câu văn:
- Chẳng có nơi nào đẹp như Sông Thao quê ôi, rừng cọ trập trùng...
- Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.
- Người Sông Thao quê tôi đi đâu cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
d. Tìm các từ ngữ, câu văn thể hiện chủ đề của văn bản?
Từ ngữ: rừng cọ, thân cọ, lá cọ, búp cọ, quê tôi…
Câu văn:
- Chẳng có nơi nào đẹp như Sông Thao quê ôi, rừng cọ trập trùng...
- Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.
- Người Sông Thao quê tôi đi đâu cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
Bài tập 2/SGK/14
Tìm những ý không phù hợp với luận điểm: “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc hơn”
b) Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện.
d) Văn chương giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp.
Giáo viên soạn: Tô Thị Thúy Hằng
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri