Table of Contents
Luyện tập bài Trợ từ, thán từ
Bài tập 1/ SGK trang 70
Những trường hợp là trợ từ: a-c-g-i
Những trường hợp không phải là trợ từ: b-d-e-h
Bài tập 2/ SGK trang 70
- “lấy”: nhấn mạnh mức độ tối thiểu, không có hơn
- “nguyên”: nhấn mạnh điều chỉ riêng một thứ
- “đến”: nhấn mạnh mức độ nặng nề, rất cao
- “cả”: nhấn mạnh đối tượng so sánh
- “cứ”: nhấn mạnh sự thường xuyên
Bài tập 3/ SGK trang 71
Tìm thán từ
- à ( bộc lộ cảm xúc), này ( gọi đáp)
- ấy ( bộc lộ cảm xúc)
- vâng ( gọi đáp)
- chao ôi ( bộc lộ cảm xúc)
- hỡi ơi ( bộc lộ cảm xúc)
Bài tập 4/ SGK trang 72
- “Haha”: tiếng cười khoái chí, thể hiện thái độ bất ngờ, vui vẻ, khoái chí
- “Ái ái” tiếng kêu đau, thể hiện ý vừa đau vừa sợ hãi.
- “Than ôi”: biểu thị sự đau buồn, nuối tiếc.
Bài tập 5/ SGK trang 72
- Chao ôi, khung cảnh thật là đẹp!
- Than ôi, làm hoài không hết việc!
- Vâng, con sẽ về mẹ ạ.
- Này, bạn làm bài tập xong chưa?
- Dạ, mẹ gọi con ạ?
Bài tập 6/ SGK trang 72
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Gọi dạ bảo vâng”
Gọi dạ bảo vâng
-> Nhắc nhở ta cách sử dụng những thán từ gọi đáp “dạ”, “vâng”, thể hiện sự lễ phép khi giao tiếp với người lớn.
Biên soạn: GV Tô Thị Thúy Hằng
Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419
Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM
Fanpage: https://www.fb.com/ttductri