Table of Contents
- 1. Di truyền quần thể ngẫu phối
- 2. Đặc điểm cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối
- 3. Trạng thái cân bằng di truyền quần thể ngẫu phối
- 4. Công thức di truyền quần thể ngẫu phối
- 5. Bài tập vận dụng cấu trúc di truyền ngẫu phối
- Câu 1: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:
- Câu 2: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 65AA:26Aa:169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là:
- Câu 3: Khi P tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ, theo lý thuyết, trong tổng số cây thân cao ở F3, cây mang kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ?
- Câu 4: Theo định luật Hardy - Weinberg, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
- Câu 5: Một quần thể (P) có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là:
- Câu 6: Một quần thể có 1050 cá thể AA, 150 cá thể Aa và 300 cá thể aa. Nếu lúc cân bằng, quần thể có 6000 cá thể thì số cá thể dị hợp trong đó là:
- Câu 7: Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg có 2 alen D, d ; trong đó số cá thể dd chiếm tỉ lệ 16%. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
- Câu 8: Một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó kiểu gen AA bằng 9 lần kiểu gen aa. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa của quần thể là:
Bên cạnh di truyền tự phối, quần thể có thể thực hiện ngẫu phối và được gọi là di truyền của quần thể ngẫu phối. Đây là quá trình di truyền diễn ra trong quần thể với sự kết hợp ngẫu nhiên của gen từ các cá thể. Điều này tạo nên sự đa dạng và thay đổi gen trong quần thể, góp phần vào tiến hóa và thích nghi của các loài sinh vật. Vậy cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối có đặc điểm gì cần lưu ý? Công thức tính như thế nào? Mời các em tham khảo qua bài viết sau:
1. Di truyền quần thể ngẫu phối
Quần thể sinh vật được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
2. Đặc điểm cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối
Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau một cách ngẫu nhiên. Ngoài ra, trong quần thể, một gen có thể có rất nhiều alen khác nhau.
Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
Quần thể ngẫu phối trong những điều kiện nhất định có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách không đổi. Như vậy, một đặc điểm quan trọng của quần thể ngẫu phối là duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
3. Trạng thái cân bằng di truyền quần thể ngẫu phối
3.1. Nội dung định luật Hacđi - Vanbec
Trong một quẩn thể ngẫu phối kích thước lớn, nếu như không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức
Ví dụ: Trong quần thể, xét 1 gen chỉ có 2 loại alen là A và a
3.2. Điều kiện để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền
- Quần thể phải có kích thước lớn.
- Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có chọn lọc tự nhiên).
- Đột biến không xảy ra hay có xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch.
- Quần thể phải được cách ly với các quần thể khác (không có sự di nhập gen giữa các quần thể).
3.3. Mặt hạn chế của định luật
- Trên thực tế, một quần thể trong tự nhiên rất khó có thể đáp ứng được tất cả các điều kiện nêu trên nên tần số alen và thành phần kiểu gen liên tục bị biến đổi.
- Một quần thể có thể cân bằng về thành phần kiểu gen của một gen này nhưng lại có thể không cân bằng về thành phần kiểu gen của một gen khác.
3.4. Ý nghĩa của định luật Hacđi - Vanbec
3.4.1. Về mặt lý luận
- Định luật Hacđi - Vanbec giải thích vì sao trong tự nhiên có những quần thể duy trì trạng thái ổn định trong thời gian dài.
- Trong tiến hoá, sự duy trì, kiên định những đặc điểm đạt được có ý nghĩa quan trọng chứ không phải chỉ có sự phát sinh các đặc điểm mới có ý nghĩa.
3.4.2. Về mặt thực tiễn
- Dựa vào công thức Hacđi - Vanbec, có thể từ tỷ lệ kiểu hình suy ra tỷ lệ kiểu gen và tần số tương đối các alen, ngược lại, từ tần số tương đối của alen đã biết có thể dự tính tỷ lệ các kiểu gen và kiểu hình.
- Nắm được thành phần kiểu gen của một số quần thể có thể dự đoán tác hại của các đột biến gây chết, đột biến có hại, hoặc khả năng gặp những đồng hợp tử mang đột biến có lợi.
4. Công thức di truyền quần thể ngẫu phối
Quần thể cân bằng thỏa hằng đẳng thức:
Ví dụ: Trong quần thể gen chỉ có 2 loại alen là A và a
Với P:d(AA):h(Aa):r(aa)
Tính tần số alen
Tính tần số alen
Kiểm tra sự cân bằng của quần thể
Nếu quần thể đạt trạng thái cân bằng thì
Nếu quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng thì d chỉ là tần số của kiểu gen AA; h chỉ là tần số của kiểu gen Aa và r chỉ là tần số của kiểu gen aa.
5. Bài tập vận dụng cấu trúc di truyền ngẫu phối
Câu 1: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:
- 0,3 ; 0,7
- 0,8 ; 0,2
- 0,7 ; 0,3
- 0,2 ; 0,8
ĐÁP ÁN
P: d(AA) = 0,04; h(Aa) = 0,32; r(aa) = 0,64
Tính tần số alen
Tính tần số alen
Tần số tương đối của alen
Tần số tương đối của alen
Đáp án D
Câu 2: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 65AA:26Aa:169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là:
- A = 0,30 ; a = 0,70
- A = 0,50 ; a = 0,50
- A = 0,25 ; a = 0,75
- A = 0,35 ; a = 0,65
ĐÁP ÁN
Cách 1: Toàn bộ quần thể có 260 cây chứa
Tổng số alen A trong quần thể:
Tổng số alen a trong quần thể:
Tần số alen
Tần số alen
Cách 2: Tỉ lệ các kiểu gen
Tần số kiểu gen: 0,25 AA:0,1 Aa:0,65aa.
Tần số alen
Tần số alen
Đáp án A
Câu 3: Khi P tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ, theo lý thuyết, trong tổng số cây thân cao ở F3, cây mang kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ?
Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thể hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,5AA:0,4Aa:0,1 aa.
- 5,0%.
- 6,9%.
- 13,3%.
- 7,41%.
ĐÁP ÁN
P: 0,5AA:0,4Aa:0,1 aa và (n = 3)
Trong tổng số cây thân cao ở
Đáp án B
Câu 4: Theo định luật Hardy - Weinberg, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
(1) 0,5AA : 0,5aa.
(2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
(3) 0,2AA : 0,6Aa: 0,2aa.
(4) 0,75AA : 0,25aa.
(5) 100% AA.
(6) 100% Aa.
- 2.
- 3.
- 4.
- 5.
ĐÁP ÁN
Quần thể (2)
Quần thể (5)
Chỉ có quần thể (2) , (5) là thỏa điều kiện
Đáp án A
Câu 5: Một quần thể (P) có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là:
- 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa
- 0,16 AA : 0,36 Aa : 0,48 aa
- 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa
- 0,48 AA : 0,16 Aa : 0,36 aa
ĐÁP ÁN
Tỉ lệ các kiểu gen là:
Tần số kiểu gen P: 0,3 AA:0,2 Aa:0,5aa.
Nhận thấy
Tần số alen
Tần số alen
QT ngẫu phối
=0,16AA:0,48Aa:0,36aa
Đáp án C
Câu 6: Một quần thể có 1050 cá thể AA, 150 cá thể Aa và 300 cá thể aa. Nếu lúc cân bằng, quần thể có 6000 cá thể thì số cá thể dị hợp trong đó là:
- 3375 cá thể
- 2880 cá thể
- 2160 cá thể
- 2250 cá thể
ĐÁP ÁN
Tổng số cá thể trong quần thể: 1050 + 150 + 300 = 1500
Nhận thấy
Để quần thể đạt trạng thái cân bằng, các cá thể trong quần thể ngẫu phối.
Tần số tương đối của
Tần số tương đối của
Quần thể ngẫu phối sẽ đạt trạng thái cân bằng và thỏa đẳng thức:
p²(AA)+2pq(Aa)+q²(aa)=1,0
Đáp án D
Câu 7: Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg có 2 alen D, d ; trong đó số cá thể dd chiếm tỉ lệ 16%. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
- D = 0,16 ; d = 0,84
- D = 0,4 ; d = 0,6
- D = 0,84 ; d = 0,16
- D = 0,6 ; d = 0,4
ĐÁP ÁN
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc thỏa đẳng thức:
p²(DD)+2pd(Dd)+q²(dd)=1,0
Đáp án D
Câu 8: Một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó kiểu gen AA bằng 9 lần kiểu gen aa. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa của quần thể là:
- 18%.
- 37,5%.
- 50%.
- 75%.
ĐÁP ÁN
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc thỏa đẳng thức:
p²(AA)+2pq(Aa)+q²(aa)=1,0
Mà p + q = 1,0
Đáp án B
Trên đây là lý thuyết và bài tập chuyên đề cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối. VOH Giáo dục hy vọng rằng sẽ giúp các em hiểu về sự kết hợp ngẫu nhiên của gen trong quần thể và cách di truyền diễn ra. Cũng như có nguồn tài liệu hữu ích phục vụ các em trong quá trình ôn tập và giải bài tập liên quan đến chuyên đề.
Giáo viên biên soạn: Trương Thị Hữu Nhơn
Đơn vị: Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến