Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Khoa Học Tự Nhiên 6»Các phép đo»Bài 4: Đo Chiều Dài

Bài 4: Đo Chiều Dài

Lý thuyết bài đo chiều dài môn khoa học tự nhiên 6 bộ sách giáo khoa chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

1. Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài

- Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét (metre), kí hiệu là m.

2. Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài

Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước.

- GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

- ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

II. Thực hiện đo chiều dài

Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo.

Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.

Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.


Biên Soạn: Trần Thị Thu

SĐT: 035 8453 916

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 02866540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP3, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Trần Thị Thu

Bài 3: Đo Độ Dài, Thể Tích, Khối Lượng
Bài 5: Đo Khối Lượng