Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 1: Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình»Bài 5: Bánh chưng, bánh giầy (Truyện dân...

Bài 5: Bánh chưng, bánh giầy (Truyện dân gian Việt Nam)

Nội dung bài Bánh chưng, bánh giầy (Truyện dân gian Việt Nam) Văn 6 bộ SGK CTST bao gồm bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và tóm tắt nội dung một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Tìm hiểu chung

1. Đọc và tìm hiểu chú thích

2. Tìm hiểu chung

Thể loại : Truyền thuyết

Ngôi kể: Thứ ba

Phương thức biểu đạt : Tự sự

II. Suy ngẫm và phản hồi

Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy.

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

- Lang Liêu làm ra bánh trưng (nguyên liệu lấy từ nông sản do nhân dân làm ra) được Vua cha lựa chọn dâng lên lễ Tiên Vương.

b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

- Lang Liêu nằm mộng được thần mách bảo những nguyên liệu làm bánh.

c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến “ ngày nay”.

- Hàng năm, cứ vào dịp tết Nguyên đán nhân dân ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

 Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy.

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường có những điểm khác lạ  về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,…

- Lang Liêu mồ côi mẹ, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, rất mực hiếu thảo.

b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng

- Lang Liêu làm ra bánh trưng (nguyên liệu lấy từ nông sản do nhân dân làm ra) được Vua cha lựa chọn dâng lên lễ Tiên Vương.

c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

- Hàng năm, cứ vào dịp tết Nguyên đán nhân dân ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy để tưởng nhớ tổ tiên và người đã sáng tạo ra 2 thứ bánh này.

 


Giáo viên biên soạn: Cao Hoàng Lộc

Đơn vị: Trung tâm Đức Trí - 0286 6540419

Tác giả: Cao Hoàng Lộc

Bài 4: Thực Hành Tiếng Việt (Lắng Nghe Lịch Sử Nước Mình)
Bài 6: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ