Picture of the author
Picture of the author
SGK CTST Ngữ Văn 6»Bài 6: Điểm Tựa Tinh Thần»Bài 4: Thực hành tiếng việt - Điểm tựa t...

Bài 4: Thực hành tiếng việt - Điểm tựa tinh thần

Lý thuyết Thực hành tiếng việt - Điểm tựa tinh thần Văn 6 bộ sách chân trời sáng tạo. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Dấu ngoặc kép có nhiều công dụng, một trong số đó là đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo cách hiểu thông thường. Dấu ngoặc kép góp phần làm cho đoạn văn, văn bản thêm cụ thể, rõ ràng về nghĩa.

1. Dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép thường có tác dụng trong việc thể hiện, đánh dấu phần trích dẫn y nguyên lời văn trong một tác phẩm hoặc trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật trong tác phẩm, trong đời sống. Tuy nhiên, nhiều tác giả thích dùng dấu ngoặc kép để tạo sự chú ý của người đọc đến các từ ngữ đặc biệt. 

bai-2-tuoi-tho-toi-nguyen-nhat-anh-1
Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh

Ví dụ: 

Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi  nữa. 

                                               (Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)

Ở trong câu này, từ “trả thù” được tác giả dùng để chỉ cách nói ngây thơ, hồn nhiên của trẻ con về hành động nghịch phá của các cậu bé đối với Lợi, chủ ý muốn cho cậu bé Lợi một bài học do tính ích kỉ, keo kiệt của mình. Cách dùng từ ở đây không hề mang nghĩa thông thường là buộc người đã hại mình phải tự chịu hậu quả tương xứng với điều họ đã gây ra. Nói cách khác, nhờ vào dấu ngoặc kép mà người đọc hiểu được đúng nghĩa của từ theo dụng ý của tác giả.

2. Văn bản

Văn bản là thuật ngữ thường được sử dụng trong môn Ngữ Văn.

Ví dụ:

a. Văn bản “Gió lạnh đầu mùa

bai-1-gio-lanh-dau-mua-thach-lam-1
Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam

Phương tiện giao tiếp: Ngôn ngữ (dạng viết)

Hình thức: Thể loại truyện ngắn hiện đại

Nội dung: Câu chuyện thể hiện lòng nhân ái, sẻ chia của những con người nhất là những đứa trẻ vào ngày đầu đông tại một phố chợ nghèo trước Cách mạng tháng Tám.

b. Văn bản “Sự tích Hồ Gươm

bai-2-su-tich-ho-guom-1
Sự tích Hồ Gươm

Phương tiện giao tiếp: Ngôn ngữ (dạng viết)

Hình thức: Thể loại truyện dân gian (truyền thuyết)

Nội dung: Câu chuyện kể về nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm qua việc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn được Long Quân cho mượn gươm đánh đuổi quân xâm lược; sau đó trả gươm lại cho Long Quân tại hồ.

Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (lời nói, bài viết), thường là tập hợp của các câu, đoạn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và nhằm đạt được mục tiêu giao tiếp  nói, viết) nhất định.

3. Đoạn văn

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.

Ví dụ:

(1) Nhưng, ô kìa! (2) Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. (3) Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. (4)Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.

(O’ Henry, Chiếc lá cuối cùng)

Đoạn văn trên do bốn câu văn tạo thành, tập trung miêu tả về “chiếc lá” cuối cùng trên dây thường xuân trong câu chuyện cùng tên của O’ Henry. Đoạn văn bắt đầu từ việc lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và kết thúc bằng dấu chấm dùng để ngắt đoạn.

Đoạn văn có thể có câu chủ đề hoặc không có câu chủ đề tùy theo mục đích giao tiếp, ý đồ, khả năng của người viết. Câu chủ đề là câu nêu ý chính trong đoạn. Câu chủ đề thường đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.

Đoạn văn không có câu chủ đề: 

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi gươm vào chuôi thì thấy vừa vặn như in. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện

(Theo Nguyễn Đổng Chi, Sự tích Hồ Gươm)

Đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn:

Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang dội khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương mới chiếm được của giặc tiếp tế cho nghĩa quân. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.

(Theo Nguyễn Đổng Chi, Sự tích Hồ Gươm)

Cô Trần Thị Thùy Duyên - Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông

(Hệ thống trường Nguyễn Khuyến)

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Văn

Bài 2: Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh