Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Hiđrocacbon. Nhiên Liệu»Bài 42: Luyện Tập Chương 4

Bài 42: Luyện Tập Chương 4

Lý thuyết bài Luyện tập chương 4 môn Hóa 9 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Kiến thức cần nhớ

 

Metan (CH4)

Etilen (C2H4)

Axetilen (C2H2)

Công thức cấu tạo


bai-42-luyen-tap-chuong-4-1

Viết gọn:

CH4

bai-42-luyen-tap-chuong-4-2

 

Viết gọn:

 CH2 = CH2

H – C ≡ C – H

 

 

Viết gọn:

CH ≡ CH

Đặc điểm cấu tạo phân tử

Chứa 4 liên kết đơn C – H

Chứa 4 liên kết đơn C – H và 1 liên kết đôi C = C, trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong các phản ứng hoá học.

Chứa 2 liên kết đơn C – H và 1 liên kết ba C ≡ H, trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong các phản ứng hoá học.

Phản ứng đặc trưng

Phản ứng thế (với Cl2)

Phản ứng cộng (với Br2, ..)

Phản ứng cộng (với Br2, ..)

Ứng dụng chính

Là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.

Là nguyên liệu điều chế nhựa PE, PVC, axit axetic, rượu etylic,…

Là nhiêu liệu và nguyên liệu trong công nghiệp.

 

Các tính chất hoá học và phản ứng minh hoạ của các hiđrocacbon

 

 

Metan (CH4)

Etilen (C2H4)

Axetilen (C2H2)

Phản ứng cháy

CH4(k) + 2O2(k)   CO2(k) + 2H2O(h)

C2H4(k) + 3O2(k) 2CO2(k) + 2H2O(h)

2C2H2(k) + 5O2(k)   4CO2(k) +        2H2O(h)

Phản ứng thế với Cl2

CH4(k) + Cl2(k)   CH3Cl(k) + HCl(k)

 

 

Phản ứng cộng với Br2

 

CH2 = CH2 + Br2(dd) 🡪 Br – CH2 – CH2 – Br

Hoặc: C2H4 + Br2 🡪 C2H4Br2

CH ≡ CH + 2Br2 🡪

 bai-42-luyen-tap-chuong-4-3

Hoặc: C2H2 + 2Br2 🡪 C2H2Br4

 

Phản ứng trùng hợp

 

nCH2 = CH2    

t0, áp xuất, xúc tác

bai-42-luyen-tap-chuong-4-4

 


II. Bài tập luyện tập chương 4 của trường Nguyễn Khuyến

1. Trắc nghiệm

Câu 1: Dãy gồm các hiđrocacbon là

A. C3H6, CH4, C2H6

B. C3H4, C2H2, C2H6O

C. CH4O, CH3Cl, CO2

D. NaHCO3, CO, C2H4

Câu 2: Dãy gồm chất chứa liên kết bội (liên kết đôi hoặc liên kết ba) là

A. CH4, C2H6, C3H8

B. C2H4, C2H2, C3H4

C. CH4, C2H2, C2H6

D. C2H4, C3H4, C3H8

Câu 3: Dãy gồm các chất làm mất màu dung dịch brom là

A. CH4, C2H4

B. C2H4, C2H6

C. C2H2, C2H4             

D. C2H2, CH4

Câu 4: Dãy chất nào sau đây khi đốt cháy tạo ra số mol nước bằng số mol khí cacbonic?

A. CH4, C2H6

B. C2H6, C3H6

C. C2H2, C3H4

D. C2H4, C3H6

Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết các khí axetilen, metan và cacbon đioxit lần lượt là

A. dung dịch brom, dung dịch Ca(OH)2

B. dung dịch brom, dung dịch NaCl

C. dung dịch brom, dung dịch NaNO3

D. dung dịch brom, dung dịch Na2SO4

2. Tự luận

Câu 1: Viết phương trình hoá học xảy ra khi

a) Đốt cháy lần lượt các hiđrocacbon C2H6, C3H8, C4H10.

b) Dẫn khí etilen và axetilen lần lượt qua dung dịch brom.

c) Chiếu sáng hỗn hợp khí metan và clo.

Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng hoá học sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)

CH4  (1)  → C2H2 (2) →  C2H (3)  →  C2H (4)  → C2H5Cl

                   ↑(5)                     (6)               (7)

                  CaC2                  C2H4Br2              CO2

Câu 3: Để làm sạch khí metan có lẫn một ít khí cacbonic và khí etilen, ta có thể sử dụng dung dịch nào? Giải thích và viết phương trình hoá học minh hoạ.

Câu 4: Cho sơ đồ thí nghiệm sau

bai-42-luyen-tap-chuong-4-6

Hãy cho biết:

a) Khí X là khí nào?

b) Viết phương trình hoá học điều chế khí X

III. Hướng dẫn giải bài tập luyện tập chương 4 của trường Nguyễn Khuyến

1. Trắc nghiệm

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

C

D

A

 

2. Tự luận   

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) 2C2H6 + 7O 4CO2 + 6H2O

      C3H8 + 5O2   3CO2 + 4H2O

    2C4H10 + 13O2   8CO2 + 10H2O

b) C2H4 + Br2 🡪 C2H4Br2

    C2H2 + 2Br2 🡪 C2H2Br4

c) CH4(k) + Cl2(k) ánh sáng → CH3Cl(k) + HCl(k)

Câu 2:

(1) 2CH4 15000C, làm lạnh nhanh → C2H2 + 3H2

(2) C2H2 + H2   Pd, t0C→ C2H4

(3) C2H4 + H2 Ni, t0C→ C2H6

(4) C2H6 + Cl2  ánh sáng → C2H5Cl  + HCl

(5) CaC2 + 2H2O 🡪 C2H2 + Ca(OH)2

(6) C2H4 + Br2 🡪 C2H4Br2

(7) 2C2H6 + 7O2   4CO2 + 6H2O

Câu 3:

♦ Dùng dung dịch brom và dung dịch Ca(OH)2 vì:

• Etilen tác dụng với dung dịch brom nên bị giữ lại trong bình chứa dung dịch brom;

• Khí cacbonic tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 nên bị giữ lại trong bình chứa dung dịch Ca(OH)2;

• Metan không tác dụng với 2 dung dịch trên nên thoát ra và ta thu đươc khí metan.

♦ Phương trình hoá học minh hoạ

C2H4 + Br2 🡪 C2H4Br2

CO2 + Ca(OH)2 🡪 CaCO3 + H2O

Câu 4:

a) X là khí axetilen.

b) PTHH: CaC2 + 2H2O 🡪 Ca(OH)2 + C2H2


Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thuỵ Bảo Ngân

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (Bình Dương).

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 41: Nhiên Liệu