Picture of the author
Picture of the author
SGK Hóa Học 9»Dẫn Xuất Của Hiđrocacbon. Polime»Bài 51: Saccarozơ

Bài 51: Saccarozơ

Lý thuyết bài Saccarozơ môn hóa 9 bộ sách giáo khoa. Cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Trạng thái thiên nhiên của Saccarozơ

Saccarozơ có trong nhiều loài thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt, …

bai-51-saccarozo-1
Hình 1. Một số loại thực vật có chứa saccarozơ

II. Tính chất vật lí của Saccarozơ

Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.

bai-51-saccarozo-2
Hình 2. Saccarozơ

III. Tính chất hóa học của Saccarozơ

- Saccarozơ không có phản ứng tráng gương.

- Đun nóng dung dịch saccarozơ có axit làm xúc tác, saccarozơ bị thủy phân tạo ra glucozơ và fructozơ.

C12H22O11 + H2O   (Axit, to) C6H16O6 + C6H12O6

C6H16O6 : Glucozơ       

C6H12O6 : Fructozơ

- Fructozơ có cấu tạo khác glucozơ. Fructozơ ngọt hơn glucozơ.

- Phản ứng thủy phân saccarozơ cũng xảy ra dưới tác dụng của enzim ở nhiệt độ thường.

IV. Ứng dụng Saccarozơ

Saccarozơ có những ứng dụng quan trọng sau:

bai-51-saccarozo-3
Hình 3. Những ứng dụng quan trọng của saccarozơ

Bài tập luyện tập Saccarozơ của trường Nguyễn Khuyến

1. Bài tập trắc nghiệm hóa 9 liên quan đến saccarozơ

Câu 1: Công thức phân tử của saccarozơ là

  1. C6H12O6.
  2. CH3COOH.
  3. C12H22O11.
  4. C2H5OH.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  1. Saccarozơ có trong nhiều loài thực vật như: mía, của cải đường, thốt nốt,...
  2. Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt.
  3. Saccarozơ có phản ứng tráng gương.
  4. Saccarozơ dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.

Câu 3: Có thể phân biệt axit axetic, glucozơ và saccarozơ lần lượt bằng

  1. Quỳ tím, dung dịch AgNO3/NH3.
  2. Quỳ tím, BaCl2.
  3. Phenolphtalein, dung dịch BaCl2.
  4. Phenolphtalein, NaOH.

Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của saccarozơ?

  1. Thức ăn cho người.
  2. Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
  3. Nguyên liệu pha chế thuốc.
  4. Tráng gương, tráng ruột phích.

Câu 5: Thành phần phần trăm khối lượng O có trong saccarozơ là

  1. 65,41%
  2. 51,46%.
  3. 54,61%.
  4. 56,41%.
ĐÁP ÁN
12345
CCADB

Câu 5: CTPT của saccarozơ là: C12H22O11 


2. Bài tập tự luận hóa 9 liên quan đến saccarozơ

Câu 1: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt glucozơ, saccarozơ.

ĐÁP ÁN

Dùng phản ứng tráng gương (cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3), glucozơ tạo lớp sáng bạc bám lên thành ống nghiệm, saccarozơ không phản ứng.

PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag↓  

Câu 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch saccarozơ đựng trong ống nghiệm, đun nóng 2 – 3 phút. Sau đó thêm dung dịch NaOH vào để trung hòa. Cho dung dịch vừa thu được vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 trong amoniac. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

ĐÁP ÁN

Hiện tượng: Có lớp sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.

PTHH:

  • C12H22O11 + H2O   (Axit, to) C6H16O6 + C6H12O6

C6H16O6 : Glucozơ       

C6H12O6 : Fructozơ

  • H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

  • C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag↓

Câu 3: Từ một tấn mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được 104 kg saccarozơ. Tính hiệu suất của quá trình thu hồi đường.

ĐÁP ÁN

msaccarozơ trong một tấn mía =   



Giáo viên soạn: Ông Thị Tuyết Thanh

Đơn vị: Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Hóa

Bài 50: Glucozơ
Bài 52: Tinh Bột Và Xenlulozơ