Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 10» 1»Bài 50: Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Bài 50: Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Lý thuyết Lập dàn ý bài văn thuyết minh Văn 10 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Dàn ý bài văn thuyết minh

1. Bố cục bài văn thuyết minh:

Bố cục 1 bài văn thuyết minh gồm có 3 phần

2. So sánh mở bài và kết bài của bài văn thuyết minh và bài văn tự sự

a. Mở bài

Giống nhau: đều giới thiệu đối tượng

Khác nhau: 

  • Thuyết minh: giới thiệu mục đích thuyết minh
  • Tự sự: giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, nhân vật chính…

b. Kết bài

Giống nhau: phần cuối của nội dung

Khác nhau: 

  • Thuyết minh: thông tin quan trọng trước khi kết thúc, nêu ý nghĩa của đối tượng.
  • Tự sự: sự việc chính, ý nghĩa câu chuyện.

3. Các trình tự sắp xếp

Trình tự thời gian (trước - nay,…)

Trình tự không gian (xa - gần, trên - dưới,…)

Trình tự nhận thức (lạ - quen,…)

Trình tự chứng minh - phản bác

=> Các trình tự trên đều phù hợp với bài văn thuyết minh. Tuy nhiên, tùy từng đối tượng thuyết minh cần chọn trình tự phù hợp.

II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh

1. Xác định đề tài:

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi 

2. Lập dàn ý

a. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi.

b. Thân bài

* Cuộc đời

- Giới thiệu quê hương, gia đình:

+ Quê: Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương.

+ Ông ngoại là quan tư đồ Trần Nguyên Đán. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đỗ tiến sĩ.

Những mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời:

+ Đỗ tiến sĩ năm 1400, ra làm quan dưới triều nhà Hồ.

+ Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta. Nghe lời cha tìm cách “rửa nhục cho nước trả thù cho cha”, Nguyễn Trãi vào Lam Sơn tụ nghĩa cùng Lê Lợi, góp sức cùng nghĩa quân đi đến chiến thắng.

+ Đất nước thái bình, Nguyễn Trãi ra sức giúp nước, bị nghi oan, về quê ở ẩn tại Côn Sơn (1439).

+ Năm 1442, vụ án Lệ Chi Viên xảy ra, ông chịu án oan “tru di tam tộc”.

* Sự nghiệp sáng tác

- Văn chính luận:

+ Những tác phẩm chính: “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”.

+ Nội dung: Tố cáo tội ác kẻ thù, nêu cao tinh thần dân tộc, thể hiện lòng yêu nước thương dân sâu sắc,… (Đưa dẫn chứng cụ thể).

+ Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động,…

Thơ trữ tình:                                                                                    

+ Những tập thơ lớn: “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”.

+ Nội dung: Thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi (Đưa dẫn chứng cụ thể).

+ Nghệ thuật: ngôn ngữ bình dị mà tinh tế, sáng tạo khi sử dụng thể thơ Đường luật,…

c. Kết bài.

Vai trò, vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học.

III. Luyện tập

Để bài: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

bai-52-dai-cao-binh-ngo-phan-1-tac-gia-nguyen-trai-01
Tác giả Nguyễn Trãi


Lê Thị Kim Ngân – Giáo viên Ngữ văn – Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Văn

Bài 49: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh