Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 6: Các Phương Châm Hội Thoại (Tiếp T...

Bài 6: Các Phương Châm Hội Thoại (Tiếp Theo)

Lý thuyết bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) môn Văn 9 bộ SGK. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Phương châm quan hệ

  • Thành ngữ “ ông nói gà, bà nói vịt”: nói không cùng đề tài
  • Nếu xuất hiện tình huống hội thoại như thế sẽ dẫn đến việc không hiểu nhau, không đạt được mục đích giao tiếp.

=> Bài học: Khi giao tiếp phải nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh lạc đề.

II. Phương châm cách thức

1.

  • Thành ngữ “ dây cà ra dây muống”: Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà, không tường minh.
  • Thành ngữ “ lúng búng như ngậm hột thị”: Chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rõ ràng, rành mạch, ý không thóat.
  • Những cách nói đó ảnh hưởng đến giao tiếp:

Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai ý của người nói.

Người nghe bị ức chế về mặt tâm lý, không thiện cảm với người nói.

-> giao tiếp không đạt kết quả mong muốn

=> Bài học: Nói năng phải rõ ràng, mạch lạc. Khi giao tiếp phải tạo lập được mối quan hệ giữa người nói với người nghe.

2. Các cách hiểu trong câu nói: "Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy".

Câu nói này dẫn tới nhiều cách hiểu bởi  nó tuỳ thuộc vào sự bổ sung ý nghĩa của từ ‘của ông ấy’ với những từ khác.

Cụm từ “ của ông ấy” bổ sung cho “nhận định” hay “truyện ngắn”

Có thể hiểu theo hai cách:

  • Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
  • Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy.

=> Khi giao tiếp không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách vì khiến cho người nói và người nghe không hiểu nhau, gây trở ngại cho giao tiếp.

=> Như vậy, khi giao tiếp cần phải tránh cách nói mơ hồ, không rõ ràng, dễ gây hiểu lầm

III. Phương châm lịch sự

Trong câu chuyện “ Người ăn xin”, cậu bé và người ăn xin đều cảm thấy như nhận được từ người kia một cái gì đó.  Cả 2 đều cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng của nhau.

=> Bài học: Trong giao tiếp, dù ở địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại ntn thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói, tôn trọng người đó, không nên thấy người đối thoại kém hơn mình mà dùng những lời lẽ thiếu lịch sự.


Biên soạn: Tống Thị Xuyến

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tống Thị Xuyến

Bài 4: Luyện Tập Sử Dụng Một Số Biện Pháp Nghệ Thuật Trong Văn Bản Thuyết Minh
Bài 7: Sử Dụng Yếu Tố Miêu Tả Trong Văn Bản Thuyết Minh