Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 6: Soạn Bài Các Phương Châm Hội Thoạ...

Bài 6: Soạn Bài Các Phương Châm Hội Thoại (Tiếp Theo)

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) môn Văn 9 bộ sách giáo khoa một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu.

Xem thêm

Luyện tập bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Bài 1/ SGK trang 22

Cả 3 câu tục ngữ, ca dao (a), (b), (c) ông cha ta khuyên dạy:

  • Cần suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp và ứng xử  sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
  • Phải có thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.

Các câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự:

  1. Một lời nói quan tiền thúng thóc. Một lời nói dùi đục, cẳng tay.
  2. Một điều nhịn là chín điều lành.
  3. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
  4. Vàng thì thử lửa thử than. Chuông kêu thử tiếng, người khôn thử lời.
  5. Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Bài 2/ SGK trang 22

Biện pháp tu từ từ vựng nói giảm, nói tránh có liên quan tới phương châm lịch sự.

Ví dụ:

  • Em học chưa chăm. (Thực chất là còn lười)
  • Mẹ em chưa được khoẻ. (Thực chất là đang ốm)
  • Bài văn viết chưa hay. (Thực chất là rất dở)

Bài 3/ SGK trang 22

  1. Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát.
  2. Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt.
  3. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc.
  4. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.
  5. Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.

=> Mỗi từ ngữ trên liên quan tới phương châm cách thức, lịch sự. Trong đó:     câu a, b, c, d vi phạm phương châm lịch sự; câu e : phương châm cách thức.

Bài 4/ SGK trang 23

  1. Nhân tiện đây xin hỏi : Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc, không đúng đề tài mà 2 người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ. (Phương châm quan hệ)
  2. Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anhbor qua cho; biết là làm anh không vui, nhưng… : Khi người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe điều mình sắp nói để giảm nhẹ ảnh hưởng(Tình thương, thể diện) người đối thoại. (tuân thủ Phương châm lịch sự)
  3. Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế…: Khi người nói muốn nhắc nhở, báo hiệu cho người đối thoại biết là người nói không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó để người nghe cần tôn trọng mình. (Phương châm lịch sự).

Bài 5/ SGK trang 24

  • Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói thô bạo (Phương châm lịch sự)
  • Nói như đấm vào lỗ tai: nói dở, khó nghe, ngang ngược, trái với ý người khác nên khó tiếp thu, khó tiếp nhận gây ức chế. (Phương châm lịch sự)
  • Điều nặng tiếng nhẹ: nói dai, cãi vã, chì chiết, trách móc nhau. (Phương châm lịch sự)
  • Nửa úp, nửa mở: cách nói lấp lửng, mập mờ, không rõ ràng, khó hiểu không nói thẳng không nói ra hết ý khiến người nghe phải suy đoán (Phương châm cách thức).
  • Mồm loa mép giải: nhiều lời, nói lấy được, bất chấp phải trái, đúng sai. (P/c lịch sự)
  • Đánh trống lảng: tảng lờ, lảng ra, cố ý né tránh vấn đề mà người đối thoại đang muốn trao đổi. (Phương châm quan hệ) 

Biên soạn: Tống Thị Xuyến

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tống Thị Xuyến

Bài 10: Soạn Bài Các Phương Châm Hội Thoại (Tiếp Theo 2)
Bài 11: Soạn Bài Xưng Hô Trong Hội Thoại