Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 11: Soạn Bài Xưng Hô Trong Hội Thoại...

Bài 11: Soạn Bài Xưng Hô Trong Hội Thoại

Soạn bài Xưng hô trong hội thoại môn Văn 9 bộ sách giáo khoa một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu.

Xem thêm

Luyện tập bài Xưng hô trong hội thoại

Bài 1/ SGK trang 39

Nhận xét sự nhầm lẫn trong cách dựng từ:

Trong lời đối thoại có sự nhầm lẫn trong cách dựng từ giữa "chúng ta" với "chúng em", "chúng tôi".

Có sự nhầm lẫn đó vì:

  • Chúng ta: gồm cả người nói và người nghe
  • Chúng em, chúng tôi: không bao gồm người nghe.

Bài 2/ SGK trang 40

Giải thích cách dùng từ trong văn bản khoa học: Nhiều khi tác giả của văn bản khoa học chỉ là một người nhưng vẫn xưng "chúng tôi" mà không xưng "tôi" vì: cách xưng hô như vậy sẽ đảm bảo tính khách quan cho lời nói.

Bài 3/ SGK trang 40

Phân tích từ ngữ xưng hô trong đoạn trích:

  • Chú bé gọi người sinh ra mình là "mẹ": cách xưng hô bình thường.
  • Chú bé gọi sứ giả là "ông", xưng "ta": cách xưng hô khác thường mang màu sắc truyện truyền thuyết.

Bài 4/ SGK trang 40

  • Vị tướng là người "Tôn sư trọng đạo" nên vẫn gọi thầy giáo cũ của mình là "thầy" xưng "con".
  • Người thầy cũng rất tôn trọng cương vị hiện tại của vị tướng nên gọi là "ngài".

Như vậy ta thấy cách xưng hô của 2 thầy trò đều rất có văn hóa và rất tôn trọng nhau.

Bài 5/ SGK trang 40

Bác xưng "tôi" gọi mọi người là "đồng bào": cách xưng hô của Bác gần gũi, thân mật cho thấy mối quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng không xa vời, ngăn cách.

Còn trước cách mạng: Người đứng đầu Nhà nước (Vua- chúa) xưng "trẫm", gọi dân là: "thảo dân", 'con dân".

Bài 6/ SGK trang 41

Các từ ngữ trong đoạn trích được chị Dậu dùng khi nói với cai lệ và người nhà lí trưởng:

  • Cai lệ: cậy quyền, ỷ thế, xưng hô một cách ngỗ ngược, trịnh thượng, bề trên
  • Chị Dậu: xưng hô một cách khiêm nhường, đúng với vai xã hội của mình.

Sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu thể hiện phản ứng quyết liệt khi chị bị đối phương dồn vào thế đường cùng. Thái độ ấy thể hiện quy luật tất yếu của cuộc sống "tức nước vỡ bờ", "có áp bức phải có đấu tranh".


Biên soạn: Tống Thị Xuyến

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tống Thị Xuyến

Bài 6: Soạn Bài Các Phương Châm Hội Thoại (Tiếp Theo)
Bài 14: Soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp