Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 32: Soạn Bài Miêu Tả Nội Tâm Trong V...

Bài 32: Soạn Bài Miêu Tả Nội Tâm Trong Văn Bản Tự Sự

Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Văn 9 bộ sách giáo khoa một cách đầy đủ, chi tiết, xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu.

Xem thêm

Luyện tập bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

1. Câu 1 (SGK/117)

Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi, trong đó có yếu tố miêu tả nội tâm của Thúy Kiều.

Kiểu bài : văn tự sự, chuyển từ thơ sang văn xuôi.

Nội dung : Đoạn trích mã Giám Sinh mua Kiều.

Ngôi kể :

  • thứ nhất : Kiều (Xưng tôi, con), 
  • thứ 3 

Có các sự việc chính cần thuật:

  • Mô mối đưa MGS đến mua Kiều.
  • Những hành động, cử chỉ , lời nói của MGS.
  • Tâm trạng, hành động cử chỉ của Thuý Kiều.

Có các yếu tố miêu tả::

  • Miêu tả ngoại hình của MGS : tuổi, diện mạo, trang phục, cử chỉ, hành động, lời nói…
  • Miêu tả nội tâm của Thuý Kiều:đau đớn, xãt xa, tủi nhục, ê chề, hành động như một cái máy, mỗi bước chân đi đều chan hoà nước mắt.

Đoạn văn tham khảo

Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mô mối dẫn một người viễn khách đến nhà Vương Ông. Đó là Mã Giám Sinh – một người tự xưng là sinh viên trường Quốc Tử Giám. Hắn khoảng 40 tuổi ăn mặc chải chuốt trông rất đỏm dáng, trên mặt không có lấy một sợi râu nào và vô cùng nhẵn nhôi. Qua cách ăn mặc, ngôn ngữ trả lời cộc lốc của hắn đủ để thấy đây là một kẻ vô học, ăn chơi, lố bịch, rởm đời. Khi vào nhà, gia chủ chưa kịp mời, hắn đã ngồi tót lên ghế một cách sỗ sàng, xấc xược. Gã có vẻ đắc chí ngồi gật gù ngắm nhìn mô mối giở trò “ vén tóc, bắt tay” như xem một món hàng ngoài chợ . Rồi hắn bắt Kiều đàn cho hắn nghe, Kiều  đã đàn ngay khúc đàn Bạc mệnh với tất cả tâm trạng đau khổ. Nhưng hắn vẫn chưa ưng ý, hắn còn bắt Kiều phải làm thêm một bài thơ đề vào chiếc quạt giấy của hắn. Trong khi mô mối và Mã Giám Sinh mải mê với cuộc mua bán hời thì Kiều chết lặng trong nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề. Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại đến nông nỗi này. Một tiểu thư khuê các đang sống trong cảnh êm đềm trướng rủ, màn che, cuộc đời nàng vừa  ngấm men hạnh phúc đã phải chia lìa. Nỗi đau đớn, tủi hổ, uất nghẹn, khiến nàng không thốt thành lời. Nàng hành động như một cái máy, mỗi bước đi của nàng làm rơi bao hàng lệ. Nàng khóc cho mình, cho gia đình và  khóc cho cả mối tình đầu vừa nồng đã phải chia lìa. Thế rồi cuộc mặc cả, cò kè thêm bớt hồi lâu  mới kết thúc. Nàng Kiều được định giá bằng ngoài bốn trăm lạng vàng.

2. Câu 2 (SGK-117)

Đóng vai Kiều kể việc báo ân, báo oán trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư.

Kiểu bài: tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm, có yếu tố miêu tả nội tâm. Bộc lộ được trực tiếp tâm trạng của Thuý Kiều khi gặp Hoạn Thư.

Nội dung: Kể được việc báo ân , báo oán của Kiều.

Ngôi kể: thứ nhất dưới lời kể của Thuý Kiều

Miêu tả nội tâm: khi gặp Hoạn Thư : lúc đầu quyết tâm trừng trị, về sau không muốn bị coi là người nhỏ nhen….

Đoạn văn tham khảo:

Người đầu tiên tôi cho mời đến để báo ân chính là chàng Thúc- thấp cơ thua trí đàn bà. Khi vừa được đưa vào, tôi nhìn thấy chàng Thúc luống cuống sợ hãi, mặt tái đi như chàm đổ,  người run rẩy đi như không vững. Thấy thế, tôi liền nói với chàng Thúc rằng: “Khi thiếp đang gặp hoạn nạn ở Lâm Tri, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã giang tay cứu giúp. Ơn nghĩa ấy làm sao có thể quên được. Dù chúng ta chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước nhưng suốt đời thiếp vẫn nhớ ơn chàng. Nay có món quà nhỏ biếu chàng tỏ chút lòng thành.” Nói rồi tôi sai lính  mang đến trăm cuốn gấm và một nghìn cân bạc tạ ơn chàng. Sau đó lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi cố nén cơn giận dữ, lấy giọng ngọt ngào hỏi “ Chào tiểu thư! Tiểu thư còng có ngày phải tới đây quỳ gối trước mặt hoa nô này sao? Phải công nhận rằng từ xưa đến nay đàn bà mà sâu sắc nước đời như tiểu thư là hiếm lắm. Nhưng lẽ đời còng thật công bằng, gieo gió ắt phải gặp bão thụi phải không tiểu thư?. Tiểu thư xưa đã cậy quyền thế gây cho tôi bao nỗi ê chề, tủi nhục. Nhưng đóng là nhân nào quả nấy, tiểu thư gây bao oan nghiệt sẽ nhận bấy nhiêu oan trái. Nhìn ả ta hồn lạc phách xiêu mà tôi còng bớt đi phần nào cơn giận. Nhưng ngay sau đó, ả ta khấu đầu dưới trướng mà liệu điều kêu ca, biện minh chạy tội cho mình. Nghe mô ta kêu ca dưới trướng, tôi ngồi nghe mà trong lòng thầm nghĩ: ả ta quả là một con người khôn ngoan, giảo hoạt, sắc sảo, tinh đời. Nhưng lí lẽ của ả lại khiến tôi cảm động. Giờ đây, chẳng lẽ tôi lại đành lòng trách phạt sao? Như thế , chẳng khác nào tôi lại là một kẻ nhỏ nhen, ích kỉ, không biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Dù sao thì Hoạn Thư đã biết tự nhận ra lỗi lầm của mình rồi thì thụi  tha cho ả cùng được. Nghĩ vậy, tôi liền truyền lệnh xuống tha bổng cho Hoạn Thư.

Câu 3 (SGK-117) 

Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.

a). Hướng dẫn:

  • Xác định kiểu bài : tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, có yếu tố miêu tả nội tâm.
  • Xác định nội dung : chuyện đó là chuyện gì ? chuyện xảy ra khi nào ? ở đâu ?  Với ai ? (Với bạn) Tại sao đó lại là một chuyện có lỗi ? Tâm trạng của em sau khi mắc lỗi ra sao ?

b. Dàn ý đoạn văn kể lại tâm trạng của em sau khi mắc lỗi với bạn

Mở đoạn:

  • Giới thiệu về câu chuyện sắp kể (diễn ra ở đâu? bao giờ? với ai?)

Thân đoạn

  • Kể lại chuyện làm em mắc lỗi với bạn: Lỗi như thế nào? có nhiều dạng như nói dối bạn bè, không giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn(ko phải trong lúc làm bài kiểm tra nhé), cãi nhau và gây tổn thương cho bạn,…
  • Tâm trạng của em khi biết mình mắc phải lỗi lầm đó như thế nào (miêu tả): ray rứt,…
  • Em đã xin lỗi bạn ra sao? -> thành công, thất bại,…(kết quả)?

Kết đoạn:

  • Bài học rút ra cho chính bản thân.

c. Đoạn văn mẫu:

Tôi  và Vy chơi với nhau từ hồi còn rất nhỏ, gia đình chúng em là hàng xóm của nhau. Tôi có dáng người nhỏ nhắn, cao gầy. Còn Vy lại trắng trẻo, mập mạp và cao lớn. Tính tình em khá trẻ con nên trong mọi việc, Vy hay nhường nhịn và bảo vệ tôi, điều đó khiến tôi rất vui nhưng thành ra đó lại là tật xấu của chính bản thân. Nó khiến tôi quá ỷ lại vào người bạn thân này. Trong một khoảng thời gian, tôi thấy Vy hay bắt chuyện và giúp đỡ Lan – một người bạn khác trong lớp. Điều đó khiến tôi không vui, càng thấy bực mình khi Vy tỏ ra quan tâm đến bạn ấy hơn cả mình, nhiều khi còn để ý đến tâm trạng của Lan hơn cả tôi, điều đó khiến tôi chạnh lòng, giận Vy, còn đâm ra ghét Lan, không thèm nói chuyện hai người họ, còn đi nói xấu hai người bọn họ. Vy biết chuyện, không hề giận, nhưng nói bạn ý rất buồn, cậu ấy giải thích vì gia đình Lan đang gặp khó khăn, Lan còn có ý định bỏ học, là bạn, lại cũng là cán bộ lớp nên Vy thật tâm muốn giúp đỡ Lan, động viên Lan qua giai đoạn này. Tôi đã thấy có lỗi và ân hận rất nhiều vì sự khờ dại và ích kỉ của mình. Tôi xin lỗi hai người, họ đều tha thứ cho mình. Sau này, chúng tôi càng chơi thân với nhau hơn.Tôi cũng ngộ ra rất nhiều điều, để có được một tình bạn đẹp thì con người ta cần sự chân thành, vị tha và tin tưởng. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi có người bạn như Vy, em sẽ trân trọng tình bạn này nhiều hơn nữa.


Biên soạn: Nguyễn Duy Tuấn

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Nguyễn Duy Tuấn

Bài 28: Soạn Bài Trau Dồi Vốn Từ
Bài 57: Soạn Bài Người Kể Chuyện Trong Văn Bản Tự Sự