Picture of the author
Picture of the author
SGK Ngữ Văn 9»1»Bài 11: Xưng Hô Trong Hội Thoại

Bài 11: Xưng Hô Trong Hội Thoại

Lý thuyết bài Xưng hô trong hội thoại môn Văn 9 bộ SGK. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô

1.

Đại từ xưng hô

  • Ngôi thứ nhất: tôi, tao, ta, tớ, chúng tôi, chúng tao…
  • Ngôi thứ 2: bạn, cậu, mày, mi, chúng mày, …
  • Ngôi thứ 3: nó, hắn, chúng nó, họ…

Từ chỉ quan hệ, chức vụ, nghề nghiệp: bố mẹ, cô, chú, thủ trưởng, bác sĩ.

  • Từ chỉ tên riêng, chỉ người.
  • Chỉ từ: đây, đấy, đằng ấy…
  • Suồng sã: mày, tao….
  • Thân mật, gần gũi: anh, chị, em, cháu, cậu , tớ…
  • Trang trọng: quý ông, quý bà…

=> Phong phú, giàu sắc thái biểu cảm

2. 

a.

  • Choắt nói với Mèn: em- anh
  • Mèn nói với Choắt: Ta- chú mày

=> Từ xưng hô ® Sự xưng hô khác nhau -> bất bình đẳng giữa một kẻ ở vị trí yếu, khiêm tốn,  thấp hèn nhờ vả một người khác ® kẻ mạnh kiêu căng, hách dịch.

b. Mèn nói với Choắt: Tôi - anh. -> xưng hô bình đẳng, không ai cao hơn hoặc thấp hơn trong hội thoại.

Vẫn là 2 đối tượng trên ® cách xưng hô thay đổi vì tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế không còn chênh lệch nữa. Dế Choắt không coi mình là đàn em mà coi mình là người bạn ngang hàng, nói những lời trăng trối với tư cách khuyên bảo.


Biên soạn: Tống Thị Xuyến

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Tác giả: Tống Thị Xuyến

Bài 10: Các Phương Châm Hội Thoại (Tiếp Theo 2)
Bài 12: Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 – Văn Thuyết Minh