Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 7»Sự Tiến Hóa Của Động Vật»Bài 56: Cây phát sinh giới Động vật

Bài 56: Cây phát sinh giới Động vật

Lý thuyết bài Cây phát sinh giới Động vật môn Sinh 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung).

I. Nội dung 1: Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật 

Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật

  • Các loài động vật có mối quan hệ họ hàng với nhau.
  • Lưỡng cư cổ bắt nguồn từ cá vây chân cổ, bò sát cổ bắt nguồn từ lưỡng cư cổ, chim cổ và thú cổ bắt nguồn từ bò sát cổ.

 

bai-56-cay-phat-sinh-gioi-dong-vat
Hình: cá vây chân cổ và hóa thạch chim cổ


II. Nội dung 2:  Cây phát sinh giới động vật

 Cây phát sinh giới Động vật

  • Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật.
  • Cây phát sinh động vật phản ánh được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.

 

bai-56-cay-phat-sinh-gioi-dong-vat-1
Hình minh họa: Cây phát sinh thế giới sinh vật và cây phát sinh giới Động vật.

III. Bài tập và hướng dẫn giải của hệ thống trường NK - LTT

    Phần I: Câu hỏi tự luận

    Câu 1: Di tích hóa thạch là gì? Di tích hóa thạch của lưỡng cư cổ được phát hiện cách nay bao nhiêu triệu năm?

    Câu 2: Giun dẹp có quan hệ họ hàng gần với Giun đốt hơn hay Thân mềm hơn? Vì sao?

    Câu 3: Chim bồ câu có quan hệ họ hàng gần với thỏ hơn hay với châu chấu hơn? Vì sao?

    ĐÁP ÁN

    Câu 1: Hướng dẫn trả lời

    Di tích hóa thạch là di tích của động vật trong các lớp đất, đá. Di tích hóa thạch của lưỡng cư cổ được phát hiện cách nay khoảng 350 triệu năm.

    Câu 2: Hướng dẫn trả lời

    Giun dẹp có quan hệ họ hàng gần với Giun đốt hơn với Thân mềm vì chúng có nhánh bắt nguồn từ gốc chung và ở gần nhau hơn trên cây phát sinh.

    Câu 3: Hướng dẫn trả lời

    Chim bồ câu có quan hệ họ hàng gần với thỏ hơn với châu chấu vì chúng ở gần nhau và phát sinh từ 1 gốc chung trên cây phát sinh.

    Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1. Thời gian phát hiện hóa thạch chim cổ là   

    1. khoảng 100 triệu năm. 
    2. khoảng 150 triệu năm.             
    3. khoảng 200 triệu năm.
    4. khoảng 250 triệu năm.

    Câu 2. Đặc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay là

    1. vây đuôi.
    2. chi năm ngón.             
    3. vảy. 
    4. di tích của nắp mang.

    Câu 3. Đặc điểm của chim cổ giống với bò sát ngày nay là         

    1. chân có 3 ngón trước, 1 ngón sau.
    2. mình có lông vũ bao phủ.
    3. chi trước biến đổi thành cánh.
    4. hàm có răng.

    Câu 4. Trong các lớp động vật sau, lớp động vật kém tiến hóa nhất là

    1. lớp Giáp xác.
    2. lớp Chim.       
    3. lớp Lưỡng cư. 
    4. lớp Thú.

    Câu 5. Trong các động vật sau, động vật có quan hệ có họ hàng gần với tôm sông là              

    1. khỉ. 
    2. vượn
    3. châu chấu.
    4. thỏ.
    ĐÁP ÁN

    Câu 1: Đáp án: B

    Hướng dẫn trả lời

    Hóa thạch chim cổ in trong đá được phát hiện cách nay khoảng 150 triệu năm.

    Đáp án A, C, D sai.

    Câu 2: Đáp án: B 

    Hướng dẫn trả lời

    Đặc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay là chi năm ngón.

    Đáp án A, C, D sai.

    Câu 3: Đáp án: D

    Hướng dẫn trả lời

    Đặc điểm của chim cổ giống với bò sát ngày nay là hàm có răng.

    Đáp án A, B, C sai.

    Câu 4: Đáp án: A    

    Hướng dẫn trả lời

    Lớp Giáp xác là lớp động vật kém tiến hóa nhất so với 3 lớp còn lại.

    Đáp án B, C, D sai.

    Câu 5: Đáp án: C

    Hướng dẫn trả lời

    Động vật có quan hệ họ hàng gần với tôm sông là châu chấu vì ở gần nhau và có cùng 1 gốc chung.

     Đáp án A, B, D sai.


    Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

    Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương                  

    Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

    Bài 55: Tiến Hóa Về Sinh Sản