Picture of the author
Picture of the author
SGK Sinh Học 7»Động Vật Và Đời Sống Con Người»Bài 57: Đa dạng sinh học

Bài 57: Đa dạng sinh học

Lý thuyết bài Đa dạng sinh học môn Sinh 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài sinh vật. Sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống của các môi trường khác nhau.

I. Nội dung: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng

 Sự đa dạng của động vật ở môi trường khắc nghiệt đới lạnh và đới nóng rất thấp. Chỉ có những loài có khả năng chịu đựng cao với khí hậu băng giá hoặc khí hậu rất khô và rất nóng thì mới tồn tại được.

 bai-57-da-dang-sinh-hoc

bai-57-da-dang-sinh-hoc-1 

    II. Bài tập và hướng dẫn giải của hệ thống trường NK - LTT

    Phần I: Câu hỏi tự luận

    Câu 1: Nêu đặc điểm của lạc đà thích nghi với đời sống hoang mạc.

    Câu 2: Nêu đặc điểm của rắn hoang mạc thích nghi với đời sống hoang mạc.

    Câu 3: Vì sao gấu ngủ đông suốt vài tháng, không ăn uống mà không bị chết đói?

    ĐÁP ÁN

    Câu 1: Hướng dẫn trả lời

    Lạc đà có màu lông giống màu cát để lẩn tránh kẻ thù, có bướu mỡ, chân cao, móng rộng, có đệm thịt dày để không bị lún vào cát, đệm thịt chống nóng.

    Câu 2: Hướng dẫn trả lời

    Màu thân giống màu cát, di chuyển bằng cách quăng thân, chui rúc vào sâu trong cát để chống nóng.

    Câu 3: Hướng dẫn trả lời

    Bắt đầu từ mùa hè, gấu tích trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể đặc biệt là tích trữ mỡ, điều này khiến chúng mập hẳn lên. Những chất dinh dưỡng này đủ đáp ứng cho cơ thể trong cả quá trình ngủ đông.

    Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1. Động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là   

    1. gấu Bắc cực.     
    2. cáo sa mạc.   
    3. chim cánh cụt.     
    4. cú tuyết.

    Câu 2. Động vật thích nghi với môi trường đới lạnh là

    1. rắn hoang mạc.
    2. gấu Bắc cực. 
    3. chim thiên đường. 
    4. thằn lằn gai.

    Câu 3. Đặc điểm thường gặp ở động vật môi trường đới lạnh là

    1. di chuyển bằng cách quăng thân.
    2. chui rúc vào sâu trong cát.
    3. chân cao, đệm thịt dày.   
    4. có bộ lông màu trắng vào mùa đông.

    Câu 4. Đặc điểm thường gặp ở động vật môi trường đới nóng là

    1. di chuyển bằng cách quăng thân.
    2. có bộ lông màu trắng vào mùa đông. 
    3. đa số hoạt động ban ngày.
    4. có hiện tượng ngủ đông.

    Câu 5. Hiện tượng ngủ đông của động vật môi trường đới lạnh có ý nghĩa là              

    1. giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.
    2. tránh mất nước cho cơ thể.   
    3. tránh nóng ban đêm.
    4. tránh nóng ban ngày.
    ĐÁP ÁN

    Câu 1: Đáp án: B            

    Hướng dẫn trả lời

    Động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là cáo sa mạc.

    Đáp án A, C, D sai.

    Câu 2: Đáp án: B            

    Hướng dẫn trả lời

    Động vật thích nghi với môi trường đới lạnh là gấu Bắc cực.

    Đáp án A, C, D sai.

    Câu 3: Đáp án: D

    Hướng dẫn trả lời

    Đặc điểm thường gặp ở động vật đới lạnh là bộ lông chuyển thành màu trắng vào mùa đông.

    Đáp án A, B, C sai.

    Câu 4: Đáp án: A

    Hướng dẫn trả lời

    Đặc điểm thường gặp ở động vật môi trường đới nóng là di chuyển bằng cách quăng thân.

    Đáp án B, C, D sai.

    Câu 5: Đáp án: A

    Hướng dẫn trả lời

    Động vật ở môi trường đới lạnh ngủ đông để tiết kiệm năng lượng.

    Đáp án B, C, D sai.


    Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

    Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương                  

    Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

    Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)