Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 8»Hình Lăng Trụ Đứng. Hình Chóp Đều»Bài 1: Hình Hộp Chữ Nhật

Bài 1: Hình Hộp Chữ Nhật

Lý thuyết bài Hình hộp chữ nhật môn toán 8 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Hình hộp chữ nhật

bai-1-hinh-hop-chu-nhat-1

  • Hình trên cho ta hình ảnh của hình hộp chữ nhật, nó có 6 mặt là những hình chữ nhật.
  • Hình hộp chữ nhật có : 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh.
  • Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là hai mặt đối diện và có thể xem chúng là hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật, khi đó các mặt còn lại được xem là các mặt bên.
  • Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông. (SGK, trang 95)

II. Mặt phẳng và đường thẳng

bai-1-hinh-hop-chu-nhat-2

  • Các đỉnh : A, B, C,… như là các điểm.
  • Các cạnh : AD, DC, CC’,… như là các đoạn thẳng.
  • Mỗi mặt, chẳng hạn mặt ABCD, là một phần của mặt phẳng (ta hình dung mặt phẳng trải rộng về mọi phía).

Đường thẳng qua hai điểm A, B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó (tức là mọi điểm của nó đều thuộc mặt phẳng). (SGK, trang 96)


Bài tập luyện tập Hình hộp chữ nhật của trường Nguyễn Khuyến

Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có AB = 3cm, AD = 4cm; AA’ = 5cm. Tính AC’.

bai-1-hinh-hop-chu-nhat-3

Ta có:

Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông A’B’C’ ta có: 


Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông AA’C’ ta có:


Giáo viên soạn: Ngô Thị Bích Ngọc

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Toán

Bài 2: Hình Hộp Chữ Nhật (Tiếp)